Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thưc hiện chính sách tín dụng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Bên cạnh đó, cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các tài liệu, sách báo có liên quan và sử dụng các số liệu, thông tin từ NHNN để làm sáng tỏ thêm các quan điểm của khóa luận. 6. Đóng góp mới của đề tài Luận giải một cách có hệ thống, có cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách tín dụng. Chỉ rõ vai trò to lớn của việc thực hiện một cách hiệu quả chính sách tín dụng đối với nền kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH. Chỉ ra được những tồn tại của hoạt động tín dụng và đề xuất những kiến nghị mang tính khả thi cho những quan điểm mới, chính sách cụ thể và giải pháp xây dựng và vận hành chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong điều kiện hiện nay và những năm tới. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 8 tiết. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG 1.1. Tín dụng 1.1.1. Khái niệm tín dụng Toàn bộ lịch sử xã hội loài người đã cho thấy, vào cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, phân công lao động đã bắt đầu phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi mua bán chứ không phải chỉ để tự tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển của sản xuất xã hội cũng đi từ đơn giản đến phức tạp. Việc trao đổi hàng hóa có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng, hoặc có thể mua bán thông qua tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản văn minh hơn chế độ phong kiến là nhờ đã phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hóa, đồng thời cũng phát triển mạnh kinh tế thị trường. Chính trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa với việc sử dụng tiền tệ đã sinh ra phạm trù tín dụng. Tín dụng - “khái niệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình cho vay, nhất là các khoản cho vay ngắn hạn,… Việc một người có một khoản tín dụng đồng nghĩa với việc anh ta có một phương tiện để mua hàng hóa mà không phải trả ngay, hoặc có thể rút tiền từ một tổ chức cho vay nào đó. Trong môn kinh tế tiền tệ, khái niệm “tín dụng” thường được dùng để chỉ các loại hình cho vay có hiệu ứng tiền tệ, tức làm tăng cung ứng tiền tệ (khi sự gia tăng mức cho vay của ngân hàng dẫn tới sự gia tăng của tiền gửi ngân hàng), hoặc làm tăng các phương tiện thay thế tiền, chẳng hạn tín dụng thương mại. Mối quan hệ giữa tiền và tín dụng này là mối quan hệ trực tiếp ở cấp kinh tế vĩ mô, 6 khi người ta phân tích sự thay đổi của cung ứng tiền trên phương diện mở rộng tín dụng trong nước” [18, tr. 585]. Những quan điểm, tư tưởng cơ bản về lý thuyết tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong học thuyết kinh tế của C.Mác cũng đã đề cập khá rõ nét theo một trình tự khoa học, logic về sự ra đời, quá trình tồn tại và vai trò của tín dụng. Trước hết là tín dụng thương mại gắn với việc thực hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ thông qua hành vi “mua bán chịu” hàng hóa giữa những người sản xuất kinh doanh. C.Mác cho rằng “tín dụng thương mại là cho vay bằng hàng hóa, tức là thực hiện bán hàng trước, trả tiền sau”, cho nên “trong số tiền phải hoàn trả lại bao gồm cả khoản thù lao về việc sử dụng tư bản và sự rủi ro có thể xảy ra trước khi đến kỳ hạn trả” [11, tr.491]. Sau đó là sự ra đời của tín dụng ngân hàng trên cơ sở mở các nghiệp vụ “chiết khấu kỳ hạn phiếu, tức là chuyển những kỳ phiếu đó thành tiền trước kỳ hạn của chúng và bằng cách ứng tiền cho vay”[11, tr.488]. Các nhà kinh tế học cổ điển cũng như một số nhà kinh tế thị trường trước đây, trong các thuyết về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng thường đề cập nhiều đến các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng, chứ chưa đề cập sâu đến vấn đề tín dụng. Lúc đầu tín dụng chưa được đề cập mổ xẻ một cách độc lập, chỉ khi chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường đạt tới mức hoàn chỉnh và phát triển, cũng là lúc phạm trù tín dụng được luận giải một cách đầy đủ. Khi đó, mỗi Nhà nước đều tranh thủ tối đa kết quả của những nghiên cứu tín dụng, chỉ ra vai trò của tín dụng, từ đó xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Có nhiều góc độ xem xét và đưa ra những khái niệm về tín dụng. Nhưng có thể nói nổi bật và rõ nét là nghiên cứu phạm trù tín dụng trong mối quan hệ với tiền tệ và sự vận động của giá trị. Tín dụng là những quan hệ vay và bán chịu hàng hóa và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng 7 không phải là những hoạt động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện, tức là sau một thời gian phải bồi hoàn và thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù của vận động giá trị, khác với lưu thông hàng hóa đơn thuần. Vận động giá trị dẫn đến các phương thức tín dụng được thực hiện thông qua các giai đoạn chuyển giao giá trị và bồi hoàn giá trị. Tiền tệ có vai trò là hàng hóa ở đây không phải là bán ra mà là cho vay. Cũng có thể là người vay chỉ có quyền sử dụng tạm thời tiền tệ, quyền sở hữu vẫn thuộc về người cho vay. Sau một thời gian nhất định, tất yếu tiền tệ đó phải được quay về trả lại đầy đủ quyền sở hữu và quyền sử dụng cho người cho vay. Khi phát sinh hành động vay tiền, lúc đó không phải là hành động trao đổi ngang giá, mà là sự chuyển dịch giá trị đơn phương. Người cho vay khi cho vay không thu được bất kỳ một sự ngang giá nào, chỉ sau một thời gian nhất định người đi vay phải trả lại không chỉ số vốn ban đầu mà còn phải trả một khoản lợi tức nữa, gọi là mức lãi tiền vay. Đó chính là mức giá cho thuê giá trị vốn trong thời gian nhất định. “Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức” [1, tr.378]. Tín dụng là một phạm trù kinh tế thuộc về kinh tế hàng hóa, là mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa hai chủ thể, là những người hoặc các quốc gia khác nhau về khả năng và nhu cầu tiền tệ, có nhu cầu chuyển nhượng giá trị và chấp nhận giá trị. Tín dụng không chỉ là một hình thức vận động của vốn tiền tệ (vốn vay) mà còn là một loại quan hệ xã hội, trước hết là lòng tin. Từ xa xưa, tín dụng dựa trên lòng tin là chủ yếu, đến nay nó được bảo trợ của pháp luật nhà nước. Song tín dụng không phản ánh mọi mối quan hệ xã hội, mà chỉ những quan hệ xã hội biểu hiện các mối quan hệ vay mượn. Tín dụng 8 biểu hiện các mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Cơ sở vật chất của tín dụng là tiền tệ và hàng hóa. 1.1.2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng Bản chất của tín dụng là: “Tính hoàn trả tiền vay là một trong những dấu hiệu thể hiện bản chất của tín dụng. Khác với các hàng hóa khác, giá trị và giá trị sử dụng của nó trong khi bán được chuyển từ người bán sang người mua, còn vốn được chuyển giao thông qua tín dụng chỉ tạm thời chuyển nhượng sử dụng. Trong quan hệ tín dụng, chỉ có giá trị sử dụng được chuyển đến người chủ mới. Tính hoàn trả không tự nó xuất hiện mà dựa vào quá trình vật chất, vào sự kết thúc tuần hoàn vốn và được bảo đảm bằng hiệu quả cụ thể sau một chu kỳ sử dụng vốn của người vay cá biệt” [20, tr. 207]. Như vậy, bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân. Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng thực hiện 2 chức năng cơ bản: Một là, tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả. Thực hiện chức năng này, tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ xung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây sự có mặt của tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ nơi thừa đến nơi thiếu. Hai là, phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế. Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách 9 tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược hoạch định phát triển kinh tế. Mặt khác, tín dụng còn góp phần cho việc tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, do tín dụng gắn liền với thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đồng thời, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế. Hình thức tín dụng có nhiều loại được phân theo những tiêu thức khác nhau, dựa vào trình độ phát triển và biểu hiện vật chất của tín dụng. Kể từ hình thức tín dụng đầu tiên là cho vay nặng lãi, đến nay sự phát triển của tín dụng trong nền kinh tế hàng hóa đã cho ra đời nhiều hình thức tín dụng. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng có: Tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn. - Căn cứ vào đối tượng tín dụng có: Tín dụng lưu động và tín dụng vốn cố định. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng có: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng. - Căn cứ vào chủ thể tín dụng có: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước. - Khi các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng thì hình thức tín dụng quốc tế cũng ngày càng được phát triển. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành, phát triển tín dụng Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, xã hội loài người cũng phát triển theo các hình thái kinh tế khác nhau. Ở xã hội cộng sản nguyên thủy do lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội không có của dư, sản phẩm do con người làm ra chưa đủ tích lũy, quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở cộng đồng, mọi sản phẩm đều là của chung, con người hoàn toàn dựa vào nhau, chung sống, tư hữu chưa ra đời. Do đó chưa xuất hiện quan hệ mua bán, trao đổi. 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét