Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Vấn đề sử dụng phần mềm powerpoint nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông văn lâm, tỉnh hưng yên hiện nay

6. Đóng góp khoa học của đề tài Đề tài đã có những đóng góp mới như: + Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD. + Hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử. + Đưa ra được một số phương pháp khai thác phần mềm PowerPoint để phục vụ cho việc dạy học môn GDCD. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 2 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN GDCD 1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về phần mềm và phần mềm PowerPoint * Khái niệm phần mềm Phần mềm được hiểu là chương trình, một đoạn chương trình điều khiển chức năng của phần cứng và định hướng hoạt động của nó. Có thể phân chia làm 2 loại phần mềm, đó là phần mềm hệ thống và phần mềm điều khiển như hệ điều hành và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Phần mềm máy tính là một hay nhiều chương trình máy tính quản lý bộ nhớ của máy tính với mục đích nhất định. Phần mềm thể hiện chức năng của chương trình, nó thực thi bằng cách trực tiếp cung cấp các hướng dẫn cho phần cứng của máy tính hoặc phục vụ như là đầu vào của một đoạn khác của chương trình. Phần mềm dạy học là phần mềm máy tính với mục đích dạy học, nó bao gồm toàn bộ chương trình từ cấp mầm non với hàng loạt các thành phần có chức năng giải trí cho tới các chương trình đánh máy, dạy tiếng nước ngoài và các mục đích dạy học khác. *Phần mềm PowerPoint (năm 2003) MS PowerPoint: Phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm MS Office của Microsoft, dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Đây là một phần mềm phổ biến được phát triển cho hệ điều hành Microsoft Windows và Mac, 7 được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, trong giáo dục và đào tạo và được coi là một dạng phổ biến nhất của công nghệ trình diễn. Presentation (trình diễn): Là sản phẩm được tạo ra của MS PowerPoint. Trong mỗi Presentation bao gồm các Slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định. * Slide (Bản trình chiếu, trang trình chiếu). Slide được hiểu là các trang trình chiếu của PowerPoint. Mỗi khi giáo viên thiết kế, trình chiếu bài giảng hoặc bản báo cáo thì nội dung của một Slide sẽ hiện lên trên màn hình để học sinh theo dõi. Trước đây, đối với các máy chiếu bằng bản trong (máy chiếu Over head), chúng ta phải tạo các bản chiếu bằng cách in hoặc viết trên các bản trong, khi chiếu phải dùng tay đặt từng bản chiếu lên máy, mất rất nhiều thời gian và không thuận tiện. Nhưng đối với PowerPoint, các bản chiếu được soạn thảo ngay trên các Slide, khi trình chiếu trên màn hình (hoặc kết nối với máy chiếu) rất đơn giản, không mất nhiều thời gian mà lại hiệu quả (khi trình chiếu giáo viên chỉ cần ra lệnh “ Show”, các Slide của chúng ta sẽ lần lượt được hiển thị khi được kích chuột hay nhấn Enter, F5. Đặc biệt, khi trình chiếu bài giảng, bản báo cáo có kết nối với máy chiếu đa năng (Multimedia Projecter), các Slide này sẽ được phóng to trên màn hình, giúp cho người xem nhìn thấy rõ ràng, hiệu ứng sinh động, bài giảng đạt hiệu quả hơn. * Task panes (Ô chọn nhiệm vụ). PowerPoint được thiết kế thêm ô nhiệm vụ ở bên phải màn hình. Tại đây, các nhiệm vụ được liệt kê và hiển thị, có tác dụng giúp cho người thiết kế tiện sử dụng khi làm việc trên máy. Chúng ta có thể ẩn, hiện ô này bằng cách chọn hoặc không chọn trong thanh Menu View/Taskpane. * Animation effect (Hiệu ứng chuyển động) 8 Animation effect là các hiệu ứng hoạt hình PowerPoint, có thể được hiểu là các ứng dụng tạo chuyển động cho các trang trình chiếu hoặc hình ảnh, văn bản trong bài giảng, bản báo cáo. Những hiệu ứng này giúp cho hiệu quả bài giảng càng tốt hơn khi có sự kết hợp thuyết minh và lời trình bày của giáo viên. * Slide transition (Kiểu chuyển đổi của các Slide) Slide Transition cho phép thực hiện các phương thức chuyển đổi các Slide, các Slide trình chiếu có thể được chuyển đổi với cách thức chuyển sinh động, ví dụ có thể thay đổi màu chữ, kiểu dáng chữ của trang trình chiếu trước khi xuất hiện các Slide sau,… Các Slide kế tiếp cũng có thể được trình chiếu khi chúng ta nhấn chuột, Enter, F5 hoặc đặt chạy tự động trong một thời gian nhất định (Sử dụng Slide timing). * Slide layout (Mẫu kiểu trang Slide) PowerPoint chứa đựng nhiều mẫu trình bày Slide cho phép chúng ta lựa chọn để phù hợp với từng nội dung, với mẫu trang trình chiếu bài giảng hoặc bản báo cáo. Ví dụ, có Slide tiêu đề giúp chúng ta soạn các đề mục lớn hay những nội dung trình bày ngắn gọn, điển hình. Giáo viên có thể chọn trang vừa chứa tiêu đề, vừa chứa nội dung, lại có những trang đồ hoạ có tính chất tiêu đề để liên kết cho sinh động với bài giảng của mình cần trình bày, . . . * Design - Design Templates (kiểu mẫu trang trí, thiết kế) Design - Design Templates chứa đựng nhiều mẫu trang trí màn hình nền có sẵn, cho phép chúng ta chọn mẫu dáng tuỳ chọn khi thiết kế bài trình bày. Nếu muốn mở để chọn thêm, ta chỉ cần mở chức năng Brow để tìm kiếm. * Slide Design - Color Schemes (Phối hợp các màu trong mỗi Slide) Slide Design - Color Schemes chứa đựng nhiều loại màu phối hợp, cho phép giáo viên chọn các màu ưng ý với hình ảnh hoặc chữ viết. Trong nhiều trường hợp, nếu giáo viên đã chọn mẫu trang trí ưng ý, nhưng lại không hợp 9 với màu hình ảnh hay màu chữ, nó sẽ cho phép chọn lại màu nền của các Slide, thậm chí của một Slide. Khi chọn màu nền nào, ta chỉ cần đặt con trỏ chuột vào một Slide nào đó rồi chọn theo ý thích (có thể vào mục Edit Color Schemes để tìm kiếm ngoài ô đã cho). * Slide Design - Animation Shemes (Phối hợp họat hình) Chức năng này được nhiều người quan tâm vì nó tạo ra sự sinh động của PowerPoint. Khai thác tốt chức năng này, nó có thể tạo ra nhiều hiệu ứng đặc biệt cho các bài thuyết trình trong bài giảng, mang lại hiệu quả cao. Nhưng nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến sự phân tán tư tưởng của học sinh, các em sẽ xem bài trình bày như một trò chơi và ít chú ý đến bài giảng. Vì vậy, giáo viên cần thận trọng trước khi chọn hiệu ứng và phải phù hợp với nội dung của bài giảng. * Custom Animation (Mẫu phối hợp hiệu ứng của Slide được chọn) Custom Animation cho phép sự tuỳ chọn các hiệu ứng với những đối tượng riêng lẻ trong các Slide. Trong trường hợp này, ta phải xác định thứ tự từng đối tượng để tránh nhầm lẫn khi trình chiếu. Khi chọn, bên cạnh các đối tượng trong Slide được đánh theo số thứ tự 1, 2, 3,… đồng thời hiển thị kiểu hoạt hình và thứ tự khi nó được trình chiếu. Bất kì khi nào giáo viên lựa chọn, Custom Animation sẽ hiển thị chạy thử ngay để ta quan sát. * Slide Show Slide Show được đặt trên thanh menu của PowerPoint. Trong Menu Slide Show này lại chứa đựng nhiều Menu con có nhiều chức năng khác PowerPoint như View Show, Set up Show, Slide Transition, . . . Tuy nhiên, có một menu mà ta thường xuyên phải dùng là menu đặt ở chế độ trình chiếu (Set up Show). Với cách tuỳ chọn trên thanh Menu, tuỳ từng nội dung trình chiếu chúng ta có thể lựa chọn cho phù hợp. Việc lựa chọn này nó sẽ thực hiện khi đã thiết kế xong các Slide. 10 Để thực hiện bài trình chiếu, ít nhất ta có hai cách: Vào thanh Menu chính Slide show để chọn View show, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng hình chiếc phễu ở góc trái màn hình. Mỗi lần nhấn chuột hoặc gõ Enter, F5 bấm phím chuyển các Slide bài giảng và Slide trình chiếu sẽ lần lượt hiển thị. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT nói chung và PowerPoint nói riêng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng, tính trực quan trở thành một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả bài học cả về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Từ rất sớm, I.A Cômenxki (1592-1670), nhà giáo dục người Tiệp Khắc đã coi trọng nguyên tắc bảo đảm tính trực quan trong dạy học. Có thể nói rằng, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu thập được bằng trực quan. Gần đây, hầu hết các thí nghiệm đều cho thấy: trong truyền thông, hơn 10% tri thức là được thu nhận qua tai và hơn 80% là qua mắt. Việc truyền tin bằng con đường từ tai đến não mỗi giây chỉ cung cấp cho đối tượng 50.000 bit (đơn vị thông tin), trong khi đó con đường từ mắt đến não là 5.000.000 bit (gấp 100 lần) và tỉ lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ con người sau khi thu nhận bằng từng giác quan hay kết hợp các giác quan với nhau được thể hiện như sau: Nghe: 20%, Nhìn:30%, Nghe + nhìn: 50%. Các kết quả nghiên cứu trên cũng được phản ánh trong ngạn ngữ dân gian: “trăm nghe không bằng một thấy” hay ngạn ngữ nước ngoài “nghe thì quên, nhìn thì nhớ”... Tuy nhiên, trong dạy học môn GDCD, do đặc trưng của bộ môn, tính trực quan luôn tồn tại yếu tố gián tiếp. Đó là sự quan sát các sự vật, hiện tượng thông qua các phương tiện trực quan tạo hình (tranh, ảnh, phim tư liệu...) để giúp học sinh nhận thức đúng đắn về thế giới quan duy vật, các kiến thức về đạo đức, pháp luật việc dạy học môn GDCD cần phải thông qua các 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét