Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 với văn hoá đọc

5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng trong khóa luận là: - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp tài liệu - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Quan sát - Thống kê số liệu 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về lý luận: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu và các công trình nghiên cứu đi trƣớc, khóa luận sẽ góp phần làm rõ hơn khái niệm văn hóa đọc nói chung và biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên nói riêng. Về thực tiễn: Việc xử lý kết quả điều tra xã hội học với những biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên sẽ cho thấy thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho lãnh đạo nhà trƣờng, các cán bộ thƣ viện, và các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa đọc, góp phần đẩy mạnh quá trình tự học của sinh viên. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tầm quan trọng của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lƣợng học tập của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Chƣơng 3: Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 5 CHƢƠNG 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 1.1. Một số vấn đề lý luận về văn hóa đọc 1.1.1. Khái niệm văn hóa đọc Theo nhà ngôn ngữ học PGS.TS. Phạm Văn Tình: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lí và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”. Văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng lớn, xung quanh vấn đề này có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “Văn hóa là khái niệm để chỉ một số những kết quả của hoạt động sáng tạo có giá trị của loài người. Nguyên nghĩa của văn là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình. Nghĩa hẹp của từ này chỉ người có giáo dục, hành vi cư xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội”. Tuy nhiên, không phải hoạt động nào của con ngƣời cũng là văn hóa, chúng còn cần phải tồn tại trong một thời kì lịch sử liên tục và các giá trị đó phải lập thành một hệ thống chặt chẽ. Văn hóa là nét đẹp trong lịch sử loài ngƣời đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình vận động phát triển, nghĩa của văn hóa ngày càng đƣợc mở rộng hơn và xuất hiện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực xã hội để chỉ các hành vi ứng xử của con ngƣời. Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng và bao quát: nghệ thuật, giải trí, xã hội và tôn giáo. Nhƣng nhìn chung tất cả các hiện tƣợng văn hóa đều thuộc một trong bốn thành tố sau: Văn hóa nhận thức; Văn hóa tổ chức cộng đồng; Văn hóa 6 ứng xử với môi trƣờng tự nhiên; Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội. Và nhƣ vậy, văn hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Sinh thời Bác Hồ là ngƣời có ý thức sâu sắc về văn hóa. Trong con ngƣời của Hồ Chí Minh luôn toát lên một nét văn hóa giản dị, mộc mạc của ngƣời dân Việt Nam. Không những vậy, Ngƣời luôn luôn nêu cao vai trò của văn hóa trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức con ngƣời mới. Từ đó Ngƣời đã nêu lên quan niệm về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn”. Văn hóa đọc cũng chính là một phần văn hóa của con ngƣời đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế kỷ. Từ khi chữ viết ra đời, cùng với nó là hoạt động đọc của con ngƣời cũng xuất hiện. Khi công nghệ in ấn phát triển, hoạt động đọc của con ngƣời ngày càng phổ biến hơn trong xã hội. Sách báo cung cấp cho ta những thông tin về tri thức, khoa học kĩ thuật, chính trị, kinh tế, văn học… Trong sách báo lƣu giữ những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu mà con ngƣời đã đúc kết và tích lũy lại trong quá trình sống. Thông qua quá trình đọc và tự đọc, các tri thức này đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các hình thức và các phƣơng tiện giúp con ngƣời tiếp cận với tri thức ngày càng đa dạng và phong phú. Hoạt động đọc trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời, nó là biểu hiện hành vi của cả một cộng đồng, văn hóa đọc hình thành và phát triển nhƣ là một trình độ văn hóa của một giai đoạn lịch sử nhất định. Văn hóa đọc đem tới cho con ngƣời kho tàng tri thức, các giá trị văn hóa văn minh của thế hệ đi trƣớc truyền lại. 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Sách là liều thuốc bổ tinh thần. Sách là thuốc chữa tội ngu”. Nhƣ vậy đọc sách vừa là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển những ý tƣởng sáng tạo mới, vừa góp phần nâng cao dân trí, vừa là phƣơng tiện lƣu giữ tri thức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Chính vì vậy mà văn hóa đọc bao giờ cũng là nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, đọc sách không phải là việc dễ. Sách là sản phẩm của con ngƣời, mang theo dấu ấn của con ngƣời. Trong xã hội có ngƣời tốt kẻ xấu thì trên thị trƣờng sách cũng có sách hay sách dở. Đặc biệt là ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, dẫn đến khối lƣợng xuất bản phẩm tăng mạnh, bao gồm cả xuất bản phẩm in trên giấy và xuất bản phẩm điện tử, thì việc đọc càng khó khăn hơn nhiều. Ngày nay, việc đọc chỉ đem lại kết quả mong muốn, với điều kiện ngƣời đọc có sự chuẩn bị đầy đủ về văn hóa đọc. Vậy văn hóa đọc là gì? Ở nƣớc ta hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về “Văn hóa đọc”. Ở nghĩa rộng: “Đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc”[17]. Ở nghĩa hẹp: “Văn hoá đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau”[17]. Theo Nguyễn Công Phúc trong bài viết “Văn hóa đọc và công tác đào tạo hƣớng dẫn bạn đọc - ngƣời dùng tin” thì: Văn hóa đọc là cách đọc tích cực, nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả những thông tin, tri thức 8 chứa đựng trong sách và trong các loại tài liệu khác, bao gồm cả tài liệu in và tài liệu điện tử. Văn hóa đọc bao hàm toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thói quen cần cho người đọc, để đạt tới mục tiêu đọc. Văn hóa đọc thực sự đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội và giới khoa học. Tuy có sự khác nhau nhất định, song xét cho cùng có thể khái quát những quan niệm đó theo hai khuynh hƣớng chính. Khuynh hƣớng thứ nhất, là cách tiếp cận văn hóa đọc từ phía đối tƣợng đọc, nhu cầu đọc, đây là quan niệm tƣơng đối phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Khuynh hƣớng thứ hai, tiếp cận văn hóa đọc một cách toàn diện hơn, không thể xem xét chủ thể đọc cái gì? Đọc nhƣ thế nào? Mà còn ở khả năng lĩnh hội thông tin đọc đƣợc ở mức độ nào? Đồng thời nó bao hàm cả thái độ ứng xử với sách báo của ngƣời đọc[11]. Khoa học, công nghệ càng phát triển, thuật ngữ “Văn hóa đọc” ngày càng đƣợc nhắc đến nhiều hơn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Song, không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm này. V.I.LêNin đã từng nói rằng: “Đọc cũng là một nghệ thuật, một khoa học”. Nghệ thuật trong văn hóa đọc chính là đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất. “Văn hóa đọc” không chỉ thể hiện ở chỗ mỗi ngày bạn đọc đƣợc bao nhiêu trang sách mà nó thể hiện ở chỗ liệu bạn có tìm đƣợc những cuốn sách phù hợp với mình? Sách tạo cho bạn sự đam mê, hứng thú nhƣ thế nào với những thông tin đọc đƣợc và những thông tin đó giúp gì cho bạn trong cuộc sống? Văn hóa đọc còn đƣợc thể hiện ở cách đối xử với những cuốn sách và đọc chúng nhƣ thế nào? Văn hóa đọc xét cho cùng là nhằm vào chất lƣợng của việc đọc. Tùy theo những điều kiện cụ thể mà có những biểu hiện chất lƣợng văn hóa đọc khác nhau. Tuy nhiên để chất lƣợng văn hóa đọc ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, ngƣời đọc sách cần có nhu cầu và hứng thú đọc, cũng nhƣ kỹ năng đọc sao cho dễ hiểu và dễ cảm thụ nội dung cuốn sách. 9 1.1.2. Các thành tố của văn hóa đọc Trong khóa luận này tác giả đi sâu tìm hiểu văn hóa đọc theo khuynh hƣớng thứ hai, đƣợc mô tả: “Văn hóa đọc cần phải được hiểu một cách toàn diện, cả giá trị của đối tượng đọc (sách, báo), cả ở trình độ cảm thụ và thái độ ứng xử với sách báo của chủ thể (người đọc)”. Xuất phát từ quan niệm này: “Văn hóa đọc được nhìn nhận từ ba khía cạnh chủ yếu: đặc điểm nhu cầu và hứng thú đọc, kỹ năng đọc, phong cách ứng xử với sách báo”[11]. Theo quan điểm nêu trên, “Văn hóa đọc” bao gồm các thành tố sau: nhu cầu đọc, kỹ năng đọc, và văn hóa ứng xử với sách. Nhu cầu đọc Trong mọi mặt của cuộc sống, con ngƣời luôn luôn có những mong muốn và những đòi hỏi khác nhau. Đó chính là những nhu cầu của con ngƣời nhằm duy trì sự sống và sự phát triển. Nhu cầu của con ngƣời là một khái niệm rất rộng, nó là đòi hỏi khách quan của con ngƣời với một đối tƣợng nhất định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì sự sống, sự phát triển của con ngƣời. Nhu cầu đó là những mong muốn thỏa mãn về nhu cầu vật chất, tinh thần trí tuệ, và giao lƣu tình cảm, trong đó có mong muốn đƣợc sử dụng về sách - loại nhu cầu tinh thần trí tuệ. Nhu cầu đọc là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm xã hội) đối với việc đọc như đối với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó các nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ được thỏa mãn [18]. Nhu cầu đọc thuộc nhóm nhu cầu tinh thần của con ngƣời và đó là nhu cầu cấp cao. Nhu cầu đọc đƣợc hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định và đạt tới một trình độ nhất định. Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu đọc nhƣ: Lứa tuổi; Trình độ hiểu biết và khả năng nhận thức của ngƣời đọc; Tính chất nghề nghiệp cụ thể của từng ngƣời; Nhân cách… Tóm lại, nhu 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét