Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích học tập môn cầu lông cho nữ học sinh khối 11 trường THPT cao bá quát gia lâm hà nội

11 Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận xác định hướng nghiên cứu của đề tài 1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường phổ thông. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo dục về đức, trí, thể, mỹ được coi là vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, sinh viên làm chủ trương lai đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX và Chỉ thị 17/CT - TW ra ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về: “Chiến lược phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010” [2]. Vấn đề Giáo dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ cần giáo dục toàn diện: “Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục”. Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức mở rộng các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”[7]. 12 Chỉ thị 36 CT/ TW ngày 24/ 03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn nhiều tài năng cho quốc gia. Luật giáo dục được Quốc hội khoá IX Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/ 02/ 1998 và Pháp lệnh TDTT được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 09/ 2000 quy định : “Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học” [8]. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Mục tiêu của GDTC trong trường học. Giáo dục thể chất trong trường học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, lao động sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GDTC trong trường phổ thông mục tiêu chính là nắm vững kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản, nâng cao ý thức và năng lực TDTT của học sinh hình thành phẩm chất đạo đức tốt, góp 13 phần phát triển hài hoà thể chất và hình thành con người mới phát triển toàn diện về: “Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục”. 1.1.3. Vai trò của GDTC trong trường học. Giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luỵyện học sinh về thể lực để nâng cao sức khoẻ với mục tiêu “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khoẻ để chinh phục đỉnh cao tri thức”. - GDTC trường học là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc dân. - GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần. - GDTC trong trường học làm phong phú đời sống xã hội hiện tại. - GDTC trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho lao động sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.4. Nội dung của công tác GDTC trong trường học. - Thực hiện giờ học TDTT nội khóa tối thiểu 2 tiết/ tuần theo chương trình quy định. - Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần. - Tổ chức tập luyện ngoại khoá cho câu lạc bộ thể thao tự chọn trong trường học. - ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kì năm và nhiều năm, như 4 năm 1 lần có cuộc thi TDTT toàn quốc là: Hội khoẻ phù đổng, hội thi văn hóa - thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú, giải chạy báo Hà Nội mới. 1.1.5. Nhiệm vụ của GDTC trong trường học. Để đạt được mục tiêu của GDTC trong trường học cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 14 - Phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường cho các em. - Hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo vận động trong cuộc sống kể cả kĩ năng, kĩ xảo thể dục và thể thao, đồng thời trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về sử dụng phương tiện, phương pháp TDTT. - Hình thành cho học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, rèn luyện tính tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, xây dựng niềm tin khát vọng có cuộc sống lành mạnh cho mỗi học sinh. 1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT Để phát triển tố chất sức mạnh tốt nhất và nâng cao thành tích học tập cho học sinh, chúng ta phải hiểu rõ những cơ sở huấn luyện thể thao thanh thiếu niên. Trước hết là cơ sở tâm sinh lí lứa tuổi. 1.2.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Trong các môn thể thao nói chung và môn cầu lông nói riêng, tâm lí đóng một vai trò quan trọng. Nó cùng các yếu tố khác như : Kĩ, chiến thuật, thể lực và tâm lí tạo nên thành tích thể thao. Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi nỗ lực ‎ý chí cao và khả năng hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp. Hiệu quả tập luyện và thi đấu gắn liền với các phẩm chất tâm lí như năng lực phán đoán, lòng dũng cảm và sự ổn định của hệ thần kinh. Tâm lí con người rất phong phú và đa dạng, trong thể thao khi tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu tâm lí của mỗi người cũng được biểu hiện khác nhau. Người có tâm lí tốt, ổn định là điều kiện để thực hiện các hoạt động theo ý muốn, đồng thời có kết quả thi đấu cao, ngược lại người có tâm lí không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích thi đấu. Vì vậy, trong quá 15 trình giảng dạy, huấn luyện đòi hỏi người giáo viên, huấn luyện viên thể thao phải nắm được các quy luật, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh để có những biện pháp điều chỉnh hợp lí. Đối với học sinh THPT thì các em có những bước nhảy vọt về mặt thể chất và tinh thần. Đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi lớn. Các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn người khác tôn trọng mình, đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, ham hiểu biết, nhiều hoài bão nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Bên cạnh đó ở lứa tuổi này nếu không được giáo dục đúng các em dễ mắc phải những thói hư tật xấu và dễ dàng mắc vào các tệ nạn xã hội. ở giai đoạn này, sự phát triển của các em diễn ra khá phức tạp, đời sống tâm lí có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi, thường biểu hiện ở tính linh hoạt thần kinh trung ương cao. Đồng thời dưới sự tác động của nhiều yếu tố mà khả năng tư duy của các em được phát triển nhanh, khả năng nắm bắt hoạt động vận động tốt. Vì vậy các em có thể tiếp thu các động tác kĩ thuật nhanh chóng. ở lứa tuổi này các em rất ham học hỏi, sáng tạo nhưng vẫn còn thiếu tính kiên trì bền bỉ khi phải khắc phục những khó khăn trong quá trình tập luyện nên thường xuyên nảy sinh tâm trạng chán nản. Do vậy những bài tập đưa ra nhằm nâng cao và hoàn thiện kĩ năng các động tác kĩ thuật cần phải chú ý nhiều thời gian, lượng vận động, hình thức và phương pháp tập luyện. Các bài tập phải mang tính đa dạng phong phú nhằm gây được trạng thái hưng phấn, thoải mái trong quá trình tập luyện để các em hoàn thành tốt bài tập. Cầu lông là môn thể thao thi đấu gián tiếp, để thi đấu đạt được hiệu quả cao cần phải trang bị đầy đủ về kĩ, chiến thuật, thể lực và đặc biệt là phải được huấn luyện chu đáo về mặt tâm lí. Bởi vì trong quá trình thi đấu nếu tâm 16 lí không ổn định thì sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích thi đấu của vận động viên. Vì vậy mà việc rèn luyện các phẩm chất tâm lí: Lòng dũng cảm, tự tin, tính quyết đoán, tính kỉ luật, tinh thần đồng đội và đặc biệt là tâm lí sẵn sàng thi đấu là rất cần thiết. 1.2.2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT. Trong quá trình sống và phát triển, cơ thể con người có sự biến đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng sinh lí dưới tác động của các yếu tố môi trường sống và di truyền. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao sẽ có ảnh hưởng tích cực tới cơ thể người tập nếu như hoạt động tập luyện đó phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện của đối tượng. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm sinh lí của đối tượng tập có ‎ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao thành tích của người tập nói riêng và của nền thể thao nước nhà nói chung. Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là sự biến đổi đáng kể của cơ thể được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh, mạnh của hệ vận động, những thay đổi trong hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ hô hấp, sự phát triển của hệ sinh dục và hàng loạt quá trình sinh học khác. 1.2.2.1. Hệ thần kinh Trong giai đoạn này hệ thần kinh phát triển mạnh và đi tới hoàn thiện. Khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, phát triển rất thuận lợi cho sự hình thành phản xạ có điều kiện. Do sự phát triển mạnh của tuyến giáp, tuyến yên, tuyến sinh dục làm cho hưng phấn thần kinh chiếm ưu thế hơn ức chế. Giữa hưng phấn và ức chế thần kinh không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Vì vậy giáo viên cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể học sinh để giải quyết kịp thời những hiện tượng sai lệch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét