Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn toán lớp 2 của giáo viên một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên

Khóa luận tốt nghiệp - Giảng giải: Là dùng luận cứ, số liệu để chứng minh các nguyên tắc, định lý, công thức… trong Toán học, Từ ngữ, Ngữ pháp… phương pháp này chứa đựng các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh. b. Phương pháp vấn đáp Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học nhằm gợi mở học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống, tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được; củng cố, ôn tập, mở rộng và đào tạo sâu những tri thức đã học. c. Phương pháp dùng sách giáo khoa và tài liệu khác Sách phản ánh những kinh nghiệm đã được hệ thống hóa và khái quát hóa mà loài người đã tích lũy được qua bao đời nay, mà nhất là phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học, văn hóa , kỹ thuật…..Do đó, chúng ta cần coi trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách, trước hết là sách giáo khoa. d. Phương pháp kể chuyện Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời để giới thiệu thuyết minh miêu tả, nhân vật, hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến của câu chuyện sao cho người đọc hình dung được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện 1.2.1.2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan. a. Phương pháp quan sát Là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, nó được sử dụng rộng rãi trong quá tình dạy học, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy và học tập các môn khoa học tự nhiên nhằm giúp học sinh rút ra được những kết luận khái quát. Khúc Hải Yến 11 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp b. Phương pháp trình bày trực quan Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, trước khi, trong khi, sau khi nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình ôn tập, củng cố và cả khi kiểm tra tri thức, kỹ năng , kỹ xảo. 1.2.1.3. Nhóm các phương pháp dạy học thực hành a. Phương pháp làm thí nghiệm Phương pháp này được sử dụng ở Tiểu học qua môn Tự nhiên-Xã hội. Nó giúp học sinh nắm được tri thức một cách vững vàng gây hứng thú tò mò khoa học, tin tưởng vào chính xác của các tri thức khoa học. b. Phương pháp luyện tập Luyện tập là cái lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Trong quá trình luyện tập, một điều có ý nghĩa to lớn là bồi dưỡng cho học sinh năng lực độc lập kỹ năng, kỹ xảo. c. Phương pháp ôn tập Ôn tập giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giúp giáo viên sửa chữa những sai lầm bảo đảm cho học sinh trong lớp tiến bộ đồng đều, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo làm việc đúng đắn và phát huy tính tích cực độc lập tư duy của học sinh, giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học. d. Phương pháp trò chơi Trong xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại, người ta đang nghiên cứu việc sử dụng trò chơi để giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các kỹ năng sáng tạo điển hình. Trò chơi trong học tập ở Tiểu học có nhiều Khúc Hải Yến 12 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp loại : Trò chơi sắm vai, trò chơi trí tuệ,…. Phương pháp trò chơi thường được dùng cho các môn học: Đạo đức, Toán, Tiếng Việt…. Tùy theo nội dung bài học và đặc điểm của lứa tuổi của các em trong từng năm học ở Tiểu học mà nhà sư phạm khai thác sử dụng các loại trò chơi các loại trò chơi có ý nghĩa học tập tối đa. Trò chơi là một hình thức học tập nhẹ nhàng; hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích cực, vừa chơi vừa học và học có kết quả. 1.2.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học ở Tiểu học. 1.2.2.1. Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học. Nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học. Nội dung dạy học phản ánh cái khách quan, phương pháp dạy học là cái chủ quan – cách thức, con đường nhằm chuyển tải nội dung dạy học. 1.2.2.2. Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí của người học. Nhận thức của học sinh Tiểu học chủ yếu là nhận thức cảm tính: từ cụ thể đến trừu tượng. Do đó phương pháp dạy học trực quan rất hay được sử dụng trong nhà trường Tiểu học. Độ tuổi học sinh còn nhỏ, năng lực chú ý và trí nhớ kém bền vững. Hơn nữa học sinh dễ mệt mỏi và chán nản do đó không nên sử dụng một phương pháp dạy học duy nhất mà phải kết hợp đan xen nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp học sinh tập trung chú ý cao, gây hứng thú học tập. 1.2.2.3. Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các yếu tố khác như phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học. Các phương tiện dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học Tiểu học. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất Khúc Hải Yến 13 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp và đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường. Giáo viên cần sử dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng dạy học để giờ học đạt kết quả cao. Các hình thức tổ chức dạy học thay đổi (hoạt động nội khóa, hoạt động ngoại khóa) sẽ kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học. 1.2.2.4. Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào vai trò, vị trí của nhà sư phạm. Vai trò của thầy cô giáo có vị trí quan trọng. Đối với học sinh Tiểu học, thầy cô giáo luôn là “người mẫu lý tưởng”, do đó một giờ học thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng sư phạm của người giáo viên. 1.2.3. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình dạy học môn Toán Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán (nói chung) cho phù hợp với nội dung, các điều kiện dạy học ở Tiểu học. Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở Tiểu học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp giảng giải - minh họa - Phương pháp thực hành - luyện tập - Phương pháp trò chơi 1.3. Phương pháp trò chơi với tư cách là phương pháp dạy học 1.3.1. Bản chất của phương pháp trò chơi. Phương pháp trò chơi nằm trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực. Bản chất của phương pháp trò chơi là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó nội dung của trò chơi truyền tải mục Khúc Hải Yến 14 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp tiêu bài học. Luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 1.3.2. Yêu cầu sử dụng. Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu sau: Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. Luật chơi đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hơn. Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi phù hợp. Song muốn tổ chức trò chơi trong dạy Toán có hiệu quả cao đòi hỏi mỗi giáo viên có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ. 1.3.3. Ưu, nhược điểm. *Ưu điểm: Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động học tập bằng hành động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lí thuyết mới Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh. Khúc Hải Yến 15 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp * Nhược điểm: Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. 1.3.4. Cách tổ chức trò chơi Thời gian chơi: Thường là 5- 7 phút Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (khổ giấy to, quân bài, thẻ từ, cờ, …) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, những điều người chơi không được làm. - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét cuộc chơi Bước này bao gồm những việc sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia chơi của từng đội để rút kinh nghiệm. - Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. - Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 1.4. Môn Toán lớp 2 với vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi trò chơi. Khúc Hải Yến 16 Lớp K32A Giáo dục Tiểu học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét