Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Các biện pháp dạy học sinh tiểu học sử dụng dấu câu

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC DẤU CÂU Ở TIỂU HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Dấu câu trong văn bản 1.1.1.1. Khái niệm về dấu câu Trong các tài liệu nghiên cứu về dấu câu tiếng Việt, các tác giả cũng đưa ra những quan niệm của mình về dấu câu. Bàn về dấu câu, các tác giả cuốn Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Dấu câu là tên gọi chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các thành phần của câu nhằm làm cho câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc” [20, tr. 238] Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học (1973), Nguyễn Như Ý (chủ biên) đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách đầy đủ sâu sắc và toàn diện: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết. Dấu câu là phương tiện dung để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn. Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ”. [19, tr. 104] Và trong khóa luận này, chúng tôi chọn theo khái niệm về dấu câu của Nguyễn Như Ý, 1973, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia. 1.1.1.2. Dấu câu và mục đích nói của câu Mục đích nói của câu là một yếu tố quan trọng để lựa chọn dấu câu khi thể hiện câu nói đó bằng chữ viết. Cùng là một cấu trúc câu "Mẹ về" nhưng có thể nói theo những mục đích khác nhau và khi thể hiện trên chữ viết, phải sử dụng những dấu câu khác nhau: 10 - Mẹ về! (sự vui mừng) - Mẹ về? (sự hồ nghi) - Mẹ về. (sự thông báo) Khi nói, người nghe có thể nhận biết sự khác nhau về mục đích nói, về nội dung thông tin, nội dung biểu cảm của ba phát ngôn nói trên nhờ ngữ điệu, vẻ mặt hay điệu bộ, cử chỉ. Song trên chữ viết, người ta chỉ có thể nhận ra sự khác nhau của ba câu này nhờ vào dấu câu. Cùng là các dấu đứng ở cuối câu, nhưng theo quy ước chung trong tiếng Việt hiện nay thì dấu chấm được đặt ở cuối câu kể, dấu hỏi được đặt ở cuối câu hỏi, và dấu cảm được đặt ở cuối câu cảm và câu cầu khiến. Như vậy, "cách dùng riêng của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói của câu; thay thế dấu này bằng dấu khác sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu.” [16, tr. 217] Hiện nay, hiện tượng học sinh sử dụng dấu câu thiếu chính xác một phần cũng do các em chưa xác định được rạch ròi mục đích nói của câu. Ví dụ, khi viết câu có mục đích cầu khiến như sau: "Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà cô Ánh ở đâu ạ.", học sinh thường sử dụng dấu chấm hỏi cuối câu mà không biết mình đã dùng sai dấu câu. Các em sẽ viết các câu cầu khiến kiểu đó như sau: - Chị làm ơn chỉ giúp em Bưu điện Cầu Giấy ở đâu ạ? - Bạn hãy nói cho tớ biết lớp mình giành được mấy giải? - Cậu hỏi cô giáo xem cuối tuần lớp mình có được đi cắm trại không? Nguyên nhân của việc nhầm lẫn kể trên là do các em chưa phân biệt được sự khác nhau của câu có mục đích cầu khiến với câu có mục đích nghi vấn. Do vậy, để giúp học sinh tiểu học sử dụng đúng dấu câu, việc dạy học dấu câu không thể không căn cứ vào mục đích nói của câu. 1.1.1.3. Dấu câu và ngữ điệu của câu Để dạy cho học sinh ngôn ngữ dạng viết, điều quan trọng và có hiệu quả đối với giáo viên chính là khả năng chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói và ngược lại. Trong nhiều trường hợp, câu văn trong văn bản có sự tương ứng giữa ngữ điệu và dấu câu. Quan sát 3 câu dưới đây: 11 - Sơn đợi tớ. - Sơn, đợi tớ. - Sơn! Đợi tớ! Câu chữ và nội dung thông tin của 3 câu như nhau song cách sử dụng dấu câu khác nhau là căn cứ vào ngữ điệu của người nói. Theo đó, cấu tạo ngữ pháp của câu cũng thay đổi. Các yếu tố thuộc về ngữ điệu bao gồm: cường độ giọng nói lúc phát âm, thanh điệu, cao độ, tốc độ và nhịp độ lời nói... Ngữ điệu là đối tượng rất quan trọng của việc lĩnh hội tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy, khi dạy lời nói ở dạng viết, điều quan trọng là phải giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các âm vị, ngữ điệu với chữ cái và những dấu hiệu biểu thị khác, trong đó có hệ thống các dấu câu. Luyện đọc diễn cảm là học cách nhấn âm, phân biệt giá trị các chỗ ngắt, uốn cong ngữ điệu... Đó là một bằng cớ chứng tỏ người đọc đã hiểu rõ văn bản viết. Phêđôrenkô cũng đã nhấn mạnh: "Việc đối chiếu lời nói miệng với lời nói viết lại càng quan trọng hơn khi nghiên cứu các quy tắc dấu câu - loại quy tắc phụ thuộc rất nhiều vào ngữ điệu..."[23 tr. 95]. Dấu câu góp phần thể hiện tiết tấu, âm điệu, ngữ điệu lời nói khi biểu đạt bằng chữ viết. Chẳng hạn, dấu chấm ghi lại chỗ ngắt giọng hơi dài và hạ giọng; dấu phẩy ghi lại chỗ ngắt giọng ngắn hơn một chút và thường là hơi lên giọng; dấu chấm lửng là chỗ sự ngắt giọng có thể kéo dài,... Người đọc, dù chỉ đọc văn bản bằng mắt thì họ vẫn có thể tưởng tượng được giọng nói, những quãng ngắt giọng sự lên giọng hay xuống giọng (ngữ điệu)... của từng câu. Có được điều này một phần là nhờ vào hệ thống dấu câu. Trong đời sống giao tiếp chúng ta thường đọc bằng mắt hoặc đọc lướt là chủ yếu. Mặt khác, giữa văn nói và văn viết có sự khác biệt lớn. Lúc nói, đôi khi người ta không nghỉ hơi giữa các câu. Ví dụ, khi hùng biện người ta không ngắt câu hay dừng lại nhiều nhằm mục đích để người nghe chú ý. Như thế, nếu cứ tuân thủ quy tắc trên một cách máy móc, chúng sẽ gặp rắc rối trong thực tế. Dạy dấu câu 12 cần khai thác vai trò của ngữ điệu trong việc giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu câu song cũng cần tính đến những trường hợp ngoại lệ. 1.1.1.4. Dấu câu và kết cấu ngữ pháp của câu Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa, "Trong một số trường hợp khác, chúng ta không thấy sự tương hợp giữa dấu câu và ngữ điệu: Dấu chỉ được xác định bằng những tiêu chí ngữ pháp. Thí dụ, dùng dấu phẩy để ngăn cách các đoạn câu trong câu phức hợp không có từ nối. [6, tr. 19]. Như vậy, cần dựa vào cấu tạo ngữ pháp để dùng dấu câu, hay nói cách khác, dấu câu còn được sử dụng để làm rõ cấu trúc cú pháp của câu: phân biệt câu này với câu khác, giữa phần này với phần khác trong câu... Về mặt nguyên tắc, có thể đặt dấu câu ở các vị trí: cuối câu, giữa câu, đầu câu, hai đầu của câu của ngữ đoạn (dấu ngoặc kép, ngoặc đơn). Các dấu có thể xuất hiện ở các vị trí như: giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa trạng ngữ hoặc các phần phụ khác với nòng cốt câu, giữa các vế của câu ghép, giữa phần được nhấn mạnh và phần không được nhấn mạnh trong câu... Dấu câu làm cho cấu trúc cú pháp của lời nói được rõ ràng, tiện lợi cho việc hiểu nội dung văn bản; dấu câu giúp phân định ranh giới giữa các câu, các thành phần câu... với nhau. Khi bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt tác giả Nguyễn Khánh Nồng [14, tr. 132] đã nêu các chức năng cú pháp chính của dấu phẩy là: 1. Dấu phẩy để chỉ ranh giới giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt của câu. Thành phần ngoài nòng cốt có thể là: trạng ngữ, hô ngữ, chuyển tiếp ngữ, đề ngữ, dùng để phân cách các thành phần đồng chức năng, thành phần được giải thích. 2. Giữa chủ ngữ và vị ngữ nói chung không cần dấu phẩy, chỉ dùng dấu phẩy khi bộ phận chủ ngữ kéo dài. 13 3. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu đơn và các vế trong câu ghép đẳng lập. Cấu tạo cú pháp của câu chính là một cơ sở mang tính khách quan của việc sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản. Tuy nhiên, đối với học sinh mới bước vào tiểu học, không thể ngay lập tức yêu cầu các em phải nhận biết cấu tạo ngữ pháp của câu vì đây là một vấn đề không dễ. Khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh còn thể hiện qua khả năng sử dụng các cấu trúc câu mà ở đó việc ngắt câu là rất cần thiết. Do đó, chúng ta dạy viết hoa, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than cho học sinh đã viết được câu kể, câu hỏi và câu cảm thán. Tương tự, chúng ta dạy cách ngắt lời, cách sử dụng dấu gạch đầu dòng... cho trẻ đã hiểu và viết được những mẩu đối thoại. Giáo viên phải xuất phát từ những văn bản đặt trước mắt học sinh để dẫn dắt các em sắp xếp được các ngôn từ ứng với chức năng ngữ pháp của chúng... dựa vào việc thực hành hoạt động ngôn ngữ nói hay viết. 1.1.1.5. Dấu câu và ngữ nghĩa của câu Dấu câu giúp người viết biểu đạt nội dung văn bản một cách chính xác, mạch lạc. Khi ta thay đổi cách đánh dấu câu trên cùng một câu văn (tương ứng với cách ngắt câu khi đọc, khi nói) sẽ làm thay đổi nội dung thông tin hoặc nội dung biểu cảm của câu đó. Theo tác giả Lý Toàn Thắng, “ngoài hai cơ sở cấu tạo cú pháp và ngữ điệu, những quy ước chung của xã hội về cách dùng dấu câu còn dựa vào quan hệ ý nghĩa (logic) giữa các phần trong câu. (...) Cấu tạo cú pháp và ngữ điệu mới chỉ cho phép xác định được vị trí đặt dấu câu và nhóm những dấu câu đặt ở vị trí đó. Còn việc lựa chọn một dấu câu cụ thể trong nhóm những dấu câu đó – nghĩa là công việc thứ hai phải làm khi dùng các dấu câu – là do nhân tố ý nghĩa của câu quyết định.” [16, tr. 216]. Đúng vậy, trong nhiều tình huống giao tiếp bằng chữ viết, ở cả ngôn ngữ biến hình và không biến hình, dấu câu có khả năng quy định cách hiểu 14 nội dung của câu, đoạn, văn bản. Ví dụ, cùng một chuỗi từ ngữ giống hệt nhau song chúng lại truyền đạt những nội dung thông tin khác nhau: - Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh chị, em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục. [6, tr. 8, 9] - Khen cho con mắt tinh đời. - Khen cho con, mắt tinh đời. [14, tr. 134] Sự khác nhau về nội dung thông tin trong các câu nói trên tuỳ thuộc vào dấu câu và vị trí đặt dấu câu. Như vậy, khi biểu đạt điều muốn nói bằng chữ viết, người viết không thể không chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng dấu câu để văn bản đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Quan hệ ý nghĩa giữa các phần trong câu hoặc mục đích diễn đạt của câu giúp người viết lựa chọn dấu câu thích hợp. Nội dung của câu là cơ sở quan trọng để sử dụng dấu câu và đó cũng là căn cứ quan trọng để dạy dấu câu. Có thể đánh giá khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh qua khả năng diễn đạt nội dung thông tin trong lời văn của các em. Trên thực tế, qua khảo sát các bài làm văn của học sinh, chúng tôi nhận thấy bài nào diễn đạt ý yếu kém thì cũng mắc nhiều lỗi về dấu câu. Bởi vậy, việc dạy học dấu câu nên bắt đầu từ việc dạy cho học sinh biết cách trình bày lưu loát bằng lời những suy nghĩ, nhận thức, tình cảm... của mình. Dạy học dấu câu không thể tách rời việc dạy nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết, nâng cao khả năng dùng từ đặt câu, viết đoạn, viết bài... của các em. Việc phát triển khả năng diễn đạt của trẻ sẽ phải luôn luôn đi trước một bước 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét