Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Chuẩn mực ngôn ngữ và thực trạng mắc lỗi chính tả ở lớp 2a1 trường tiểu học xuân hòa thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì các phương tiện ngôn ngữ đạt chuẩn.Nhưng ở trong một giai đoạn lịch sử khác thì các phương tiện ấy có thể không đạt chuẩn. Nói khác đi, chuẩn mực ngôn ngữ có sự thay đổi. Cái đó gọi là tính chất động của ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở một giai đoạn lịch sử nhất định các phương tiện ngôn ngữ của chuẩn mực thì phải nằm trong tính cân bằng, cân đối thì mới có thể xác định được chuẩn. Như vậy, chuẩn lại có mặt tĩnh tương đối. Tóm lại, chuẩn mực ngôn ngữ có cả hai mặt: động và tĩnh. Nói thêm về tính giai đoạn của ngôn ngữ. Tính giai đoạn của chuẩn mực ngôn ngữ so với các hiện tượng xã hội khác thì một giai đoạn lịch sử của ngôn ngữ không chỉ kéo dài vài chục năm mà thậm chí kéo dài tới hàng trăm năm, hàng thế kỉ. Cho nên mặt tĩnh của ngôn ngữ có thể là một thời gian rất dài. Thứ ba, chuẩn mực ngôn ngữ bao gồm hai lĩnh vực: ngôn ngữ và lời nói. Chuẩn mực ngôn ngữ: đó là những thói quen sử dụng ngôn ngữ của một cộng đồng ngôn ngữ. Thói quen này được người ta chỉ ra xu hướng nào là thích hợp và xu hướng nào là không thích hợp. Như vậy, chuẩn mực ngôn ngữ đó là những quy ước chung có tính trừu tượng. Chuẩn mực lời nói (chuẩn mực sử dụng hay chuẩn mực phong cách): đó là những chuẩn mực sử dụng cụ thể trong lời nói ở những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Chuẩn mực này phụ thuộc vào các nhân tố giao tiếp như: người nói, người nghe, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. So với chuẩn mực ngôn gữ thì chuẩn mực lời nói phức tạp hơn và khó vận dụng hơn. Vì nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Nguyễn Thị Tú Oanh 11 K35B - Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Sự phân biệt giữa chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực lời nói dựa trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói: một bên có tính xã hội (chuẩn mực ngôn ngữ), một bên có tính cụ thể (chuẩn mực lời nói). Thứ tư, nói đến chuẩn mực ngôn ngữ là nói đến sự lựa chọn. Khi phải vận dụng chuẩn để xem xét các đơn vị ngôn ngữ thì các đơn vị ngôn ngữ ấy phải có từ hai cho đến một dãy các ngôn ngữ. Dựa vào các đơn vị ấy để lựa chọn sử dụng. Nếu không có sự lựa chọn thì sẽ không có chuẩn. Thứ năm, chuẩn ngôn ngữ gắn với sự trong sáng của tiếng Việt. Chuẩn ngôn ngữ gắn liền với sự trong sáng của tiếng Việt là hai khái niệm đồng thời cũng là hai nhiệm vụ hiện nay của tiếng Việt. Chuẩn là việc xác định cái đúng, xây dựng một ngôn ngữ thống nhất, chuẩn mực. Còn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn bản sắc, tinh hoa tiếng nói của dân tộc. Trong đó, đặc biệt chú ý tới quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ và vay mượn các yếu tố của ngôn ngữ khác. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là nhiệm vụ lâu dài và có tính chiến lược. Còn chuẩn mực ngôn ngữ có tính chất giai đoạn, tính chất lịch sử. Vì thế, chuẩn mực ngôn ngữ sẽ nằm trong khuôn khổ của sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hiện nay, có ba nhiệm vụ chính: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Xác định chuẩn mực tiếng Việt. Việc giảng, dạy tiếng Việt trong nhà trường. Thứ sáu, chuẩn mực ngôn ngữ, sự sáng tạo của người dùng. Nói đến chuẩn mực là nói đến những điều quy định hướng dẫn việc sử dụng.Nói đến những quy định, quy tắc trong khi nói và viết. Nhưng chuẩn Nguyễn Thị Tú Oanh 12 K35B - Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp mực ngôn ngữ không mâu thuẫn, không hạn chế với sự sáng tạo của người dùng ngôn ngữ. Trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, người dùng ngôn ngữ vẫn nên sáng tạo cách dùng ngôn ngữ. Hiện tượng này là hiện tượng mà người dùng có thể chấp nhận được.Hiện tượng này thường thấy trong ngôn ngữ văn chương, thể hiện ở các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ. Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, thì chuẩn mực của tiếng Việt, bao gồm các lĩnh vưc sau: Chuẩn mực về phát âm. Chuẩn mực về chính tả - chữ viết. Chuẩn mực về từ ngữ. Chuẩn mực về ngữ pháp. Chuẩn mực về các văn bản được sử dụng Trong các loại chuẩn mực này, thì chuẩn mực phát âm là chuẩn mực có mức độ thực hiện thấp nhất.Vì bản thân âm thanh, ngôn ngữ không lưu giữ được. Chuẩn mực từ ngữ rồi đến ngữ pháp. Chuẩn mực về chữ viết và chính tả là chuẩn mực có mức độ thực hiện cao nhất. Vì nó là đơn vị văn tự (chữ viết). Và người ta thực hiện nó bằng phương pháp hành chính. Ở đây chúng ta chỉ xét chuẩn mực về mặt phát âm và chính tả. 1.2. Chuẩn mực chính tả là gì? Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông đã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy định của Nhà nước. Trong lúc chờ đợi quy định thống nhất của Nhà nước, được phép của thủ Nguyễn Thị Tú Oanh 13 K35B - Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000) và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, chủ tịch Hội đồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ Từ điển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa học của Hội đồng. 1.2.1. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. 1.2.2. Các từ tiếng Việt viết theo quy tắc chính tả hiện hành (tham khảo các từ điển chính tả), chú ý phân biệt: c/k: ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki. d/gi: da, dô, dơ; gia, gio, giơ, giô. g/gh: ga, go, gô, gơ; ghe, ghê, ghi. Viết rời các âm tiết, không dùng dấu gạch nối. 1.2.3.Dùng ‘i’ thay cho ‘y’ ở cuối âm tiết mở. Ví dụ: hi sinh, hi vọng, biệt li. Trừ trong các âm tiết ‘uy’ và các trường hợp sau ‘qu’ hoặc ‘y’ đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết. Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến. Một số từ có ‘i’ làm thành tố thì vẫn viết theo thói quen: ỉ eo, ầm ĩ; hoặc ‘i’ đứng đầu một số âm tiết: in, im, inh, ít ỏi, ụt ịt, ỉu xìu.Ngoại lệ: trong cách viết tên riêng (tên người, tên đất), tên các triều đại đã quen dùng ‘y’ thì vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, Nguyễn Thị Lý, vv. Nguyễn Thị Tú Oanh 14 K35B - Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.2.4. Viết hoa 1.2.4.1. Viết hoa tên người: Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu, ...đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, Ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv. Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, vv.) với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu, ... thì danh từ chung đó cũng viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn, vv. Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, vv. 1.2.4.2. Viết hoa tên địa lí: Tên địa lí Việt Nam và tên địa lí đọc theo âm Hán - Việt viết hoa các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc, Trường Giang, vv. Tên địa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm Hán Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Nguyễn Thị Tú Oanh 15 K35B - Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, vv. Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất định thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, Đông Nam Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc Cực, Trung Phi, Cận Đông, khu Đông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ Đông Tây, đối thoại Bắc - Nam, các nước phương Đông, văn học phương Tây, vv. Địa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản, vv.) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết thì viết hoa tất cả các chữ đầu tạo nên địa danh đó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng, vv. 1.2.4.3. Tên các tổ chức: Tên các tổ chức được viết hoa chữ đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo đặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, vv. 1.2.4.4. Viết hoa các trường hợp khác: Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân, vv.Tên các ngày tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán.Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví Nguyễn Thị Tú Oanh 16 K35B - Giáo dục Tiểu học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét