Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc

hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Có như vậy các thư viện mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội và có khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng tất yếu đòi hỏi chúng ta phải xây dựng hoặc cải tạo lại thư viện thành những thư viện hoạt động theo phương thức hiện đại. Để đạt được điều này đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn từ công tác tổ chức, quản lý của các nhà quản lý, lãnh đạo sự nghiệp thư viện. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là trung tâm văn hoá, giáo dục và thông tin lớn của tỉnh. Chức năng của thư viện tỉnh được khẳng định từ những năm 1972 theo quyết định số 15/VH-QĐ là: “Thư viện tỉnh là trung tâm tàng trữ sách báo của địa phương, đồng thời thư viện phải thu thập và tàng trữ các loại sách báo, tài liệu về các bộ môn tri thức, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chính trị, yêu cầu sự nghiệp giáo dục của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá của địa phương.” Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của thư viện, hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ công tác tổ chức quản lý của các nhà quản lý thư viện. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề về tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, rút ra những nhận xét về hiệu quả của công tác tổ chức quản lý tại thư viện.Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển công tác tổ chức quản lý cho thư viện nhất là trong giai đoạn hiện đại hóa thư viện hiện nay của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài ta cấn giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu thực trạng về công tác tổ chức quản lý tại thư viện. - Tìm hiểu phương pháp tổ chức và quản lý đã và đang được áp dụng tại thư viện. - Thống kê, phân tích số liệu. - Nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp cho công tác tổ chức quản lý. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn về không gian và thời gian: * Về không gian: Tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. * Về thời gian: Vấn đề tổ chức quản lý thư viện trong giai đoạn 5 năm trở lại đây( 2007 – 2012). 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp thu thập ý kiến. - Phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá, phân tích kết quả. 5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài Nghiên cứu về vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện không phải là một đề tài mới. Bởi viết về vấn đề này có rất nhiều bài đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sỹ, khóa luận của sinh viên. Nhưng viết về đề tài “Nghiên cứu về vấn đề tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc” thì đây là đề tài đầu tiên. Em hy vọng rằng kết quả đạt được trong nghiên cứu này 4 sẽ là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài Bằng sự cố gắng và nỗ lực hết mình, vận dụng những kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế trong quá trình thu thập ý kiến tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc để có thể hoàn thành Khóa luận một cách tốt nhất trong điều kiện và thời gian cho phép, đóng góp của Khóa luận tập trung vào các điểm sau: - Nêu lên tình hình tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc trong thời điểm hiện nay. - Các số liệu thống kê có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho một số đề tài nghiên cứu khác. - Nghiên cứu nhằm đóng góp vào quá trình tổ chức quản lý tại cơ quan thư viện – thông tin nói chung. - Khóa luận nghiên cứu về vấn đề tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời cũng đưa ra những phân tích, nhận xét, đánh giá công tác tổ chức quản lý để đưa ra một số định hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bố cục của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc- Trung tâm văn hóa, giáo dục và thông tin lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 2: Thực trạng về vấn đề tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác tổ chức quản lý tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. 5 Chương 1: THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC – TRUNG TÂM VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ THÔNG TIN LỚN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 1.1 Khái quát về Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1956, khi cả nước đang trong thời kỳ phục hồi nền kinh tế, phát triển văn hoá góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Miền Bắc nói chung và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Hưởng ứng với không khí đó, thư viện đã dùng sách báo để tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho nhân dân. Đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học công nghệ và phục vụ đời sống nhân dân trên toàn địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và được tái lập vào tháng 11 năm 1996. Theo quyết định của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị định tách tỉnh Vĩnh Phú ra làm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/1/1997 gắn liền với quá trình phát triển của tỉnh, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cũng có sự thay đổi lớn cả về nghiệp vụ và vai trò của nó. Qua đó, thư viện tỉnh góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Ngay sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, thư viện tỉnh được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban, ngành liên quan. Do đó, công tác thư viện tỉnh Vĩnh Phúc sớm khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định và đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là trung tâm văn hoá, giáo dục và thông tin lớn của tỉnh. Chức năng của thư viện tỉnh được khẳng định từ những năm 1972 theo quyết định số 15/VH-QĐ là: “Thư viện tỉnh là trung tâm tàng trữ 6 sách báo của địa phương, đồng thời thư viện phải thu thập và tàng trữ các loại sách báo, tài liệu về các bộ môn tri thức, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chính trị, yêu cầu sự nghiệp giáo dục của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá của địa phương.” Từ khi mới tách tỉnh, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có số lượng tài liệu không nhiều là 30.000 đầu sách và khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được trang bị, thiếu thốn về đủ thứ cho nên bạn đọc tới thư viện rất ít và chưa được bạn đọc quan tâm thực sự. Ngày nay, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng được nâng cao. Vấn đề đặt ra cho thư viện là phải có nguồn tin thật phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao đó. Do vậy, thư viện đã và đang được sự quan tâm của các cơ quan, các sở ban ngành, cơ sở vật chất cũng được trang bị hiện đại, đồng thời thư viện áp dụng CNTT trong nghiệp vụ thư viện như quét mã vạch thẻ đọc và thẻ mượn của bạn đọc, tra cứu tài liệu bằng mục lục công cộng trực tuyến (OPAC), sử dụng phần mềm ILIB, trang bị máy tính kết nối Internet,....Tính đến năm 2010, thư viện đã có 120.000 đầu sách. Do đó bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn, đặc biệt là các em học sinh đang học ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Từ năm 2007-2011, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng nguồn tin phong phú, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của một thư viện tỉnh. Đồng thời, nó tạo dựng cơ sở làm nền tảng cho mọi hoạt động của thư viện trong việc thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Đến năm 2012, Thư viện đã xây dựng các chương trình tuyên truyền giới thiệu sách; thực hiện bổ sung tài liệu chất lượng cao có nội dung phục vụ 7 tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; đồng thời thực hiện kế hoạch luân chuyển sách quý/lần và hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thư viện của 115 xã, phường/137 xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. 1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc  Vị trí, chức năng Tên gọi của Thư viện hiện nay: “Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc” Tên gọi mới: Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức, khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thư viện tỉnh chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Vụ thư viện. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.  Nhiệm vụ và quyền hạn Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện trình Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy của thư viện. Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người đọc cao tuổi, người tàn tật bằng hình 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét