Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của học sinh lớp 4

một chức năng xác định nh-ng chúng không đối lập nhau mà thâm nhập vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Trí nhớ không chỉ nằm trong giới hạn của hoạt động nhận thức mà nó còn là một thành phần tạo nên nhân cách mỗi ng-ời. 1.3. Một số quan điểm tâm lí học về sự hình thành và phát triển trí nhớ 1.3.1 Tâm lí học Gestal Những nhà tâm lí học Gestal cho rằng: Mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành (chứ không phải phép cộng những bộ phận riêng lẻ của nó). Cấu trúc này là cơ sở tạo nên trong bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết, và do đó trí nhớ được hình thành [12, tr181]. Tâm lí học Gestal coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh nh- một quy luật (gọi là quy luật Gestal). Tất nhiên, cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ đ-ợc phát triển nhờ hoạt động của cá nhân. Do đó, tách tính trọn vẹn của hình ảnh ra khỏi hoạt động thì quan điểm của Gestal vẫn không v-ợt xa đ-ợc quan điểm tâm lí học liên t-ởng. 1.3.2. Thuyết liên t-ởng về trí nhớ Quan điểm này cho rằng: sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lí trên vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp với một hiện t-ợng tâm lí khác theo quy luật liên t-ởng [12, tr.180]. Tức là sự vật, hiện t-ợng của thực tế khách quan đ-ợc ghi lại hay nhớ lại không phải tách biệt nhau mà liên quan chặt chẽ với nhau theo từng nhóm hay từng loại. Do đó sự nhớ lại một số sự vật hay hiện t-ợng dẫn đến sự nhớ lại một số sự vật hay hiện t-ợng khác. Sở dĩ nh- vậy là trong thực tế, sự vật và hiện t-ợng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong không gian và thời gian, trong quan hệ giống nhau và khác nhau, thậm chí trái ng-ợc nhau. 11 D-ới ảnh h-ởng của mối quan hệ khách quan đó, trên vỏ não hình thành những mối liên hệ thần kinh tạm thời làm cơ sở sinh lý cho quá trình ghi nhớ, nhớ lại. Điều này trong tâm lí học gọi là sự liên t-ởng. Căn cứ vào kích thích hiện tại và biểu t-ợng cũ, ng-ời ta chia liên t-ởng ra làm 4 loại và cũng là quy luật liên t-ởng: a. Liên t-ởng gần nhau về không gian hoặc thời gian do giữa những sự vật hay hiện t-ợng có sự gần gũi nhau về không gian và thời gian mà nhớ đến sự vật này ta cũng nhớ đến sự vật kia. b. Liên t-ởng giống nhau về hình thức hoặc nội dung xuất hiện trong khi các sự vật hay hiện t-ợng này có hình thức hay nội dung giống hệt nh- những sự vật hay hiện t-ợng tr-ớc đây. c. Liên t-ởng trái ng-ợc nhau xuất hiện giữa các đối t-ợng hiện tại và tr-ớc đây có những đặc điểm trái ng-ợc nhau. Chẳng hạn nh- thấy đen nghĩ đến trắng, hay có đêm nhớ ngày... d. Liên t-ởng nhân quả xuất hiện khi sự vật hay hiện t-ợng này là nguyên nhân hay kết quả của sự vật hoặc hiện t-ợng kia. Nh- thấy sự học tập say s-a, cần cù có thể nghĩ đến kết quả tốt đẹp trong khi kiểm tra. Nh- vậy, quan điểm này mới chỉ dừng lại ở sự miêu tả những điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn t-ợng đồng thời. Nói cách khác, quan điểm này mới nhìn thấy sự kiện, hiện t-ợng chứ ch-a lý giải đ-ợc một cách khoa học về sự hình thành trí nhớ. 1.3.3. Thuyết hoạt động về trí nhớ Tâm lí học hiện đại coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tâm lí nói chung và trí nhớ nói riêng. Theo quan điểm này: sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện đ-ợc qui định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu học tập với hoạt động của cá nhân. Những quá trình đó (ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện) có hiệu quả nhất khi tài liệu học tập trở thành mục đích của hành động [12, tr.181]. 12 Nh- vậy, sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu t-ợng riêng lẻ không chỉ qui định bởi tính chất của tài liệu mà còn chủ yếu bởi mục đích ghi nhớ tài liệu đó của cá nhân. Các nhà tâm lí học đã có những công trình nghiên cứu vấn đề t-ơng quan giữa tâm lí và hoạt động trong lĩnh vực các quá trình trí nhớ. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học Liên Xô đã xác định sự phụ thuộc của hiệu quả ghi nhớ vào đối t-ợng hoạt động. Tất cả những gì là đối t-ợng của hành động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đều có thể đ-ợc ghi nhớ một cách chính xác và vững chắc. Có những cái tuy đ-ợc tri giác rõ ràng, song không phải là đối t-ợng của hành động thì về sau hầu nh- không nhớ ra đ-ợc. Đồng thời các công trình này đã chỉ ra tính chất quyết định của động cơ hoạt động, đặc biệt là tính tích cực của chủ thể trong khi thực hiện hoạt động đối với trí nhớ. Nh- vậy, sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu t-ợng riêng lẻ không chỉ đ-ợc qui định bởi tính chất của tài liệu mà chủ yếu bởi mục đích ghi nhớ tài liệu đó của cá nhân. 1.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ Trí nhớ là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều quá trình thành phần : quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình giữ gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh) và quá trình quên (không tái hiện đ-ợc). Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nh-ng chúng không đối lập nhau mà chúng lại phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ, giữ gìn tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhập vào nhau chuyển hoá cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố). 1.4.1. Quá trình ghi nhớ Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết của đối t-ợng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối 13 t-ợng đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm. Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào đối t-ợng, nội dung, tính chất của tài liệu nhớ mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, ph-ơng thức hành động của cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự ghi nhớ và hoạt động đã khẳng định rằng: sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành động với tài liệu đó, đồng thời nó là điều kiện, ph-ơng tiện để thực hiện các hành động tiếp theo [12, tr.187]. Có nhiều hình thức ghi nhớ, căn cứ vào mục đích ghi nhớ ng-ời ta chia thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định. 1.4.1.1 Ghi nhớ không chủ định Đó là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ tr-ớc, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu đ-ợc ghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên không phải mọi sự kiện, hiện t-ợng đều đ-ợc ghi nhớ một cách không chủ định nh- nhau. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu. Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung, chú ý cao độ hay một cảm xúc mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. 1.4.1.2. Ghi nhớ có chủ định Đó là loại ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ tr-ớc, nó đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật, ph-ơng pháp nhất định để đạt đ-ợc mục đích ghi nhớ. Ghi nhớ có chủ định đ-ợc thực hiện bằng hai ph-ơng pháp: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. 1.4.2 Quá trình gìn giữ Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự gìn giữ thì không thể nhớ bền, nhớ chính xác đ-ợc. 14 Có hai hình thức gìn giữ là tích cực và tiêu cực. Gìn giữ tiêu cực là gìn giữ dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản tài liệu cần nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu đó. Gìn giữ tích cực là sự gìn giữ đ-ợc thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó. Trong hoạt động học tập của học sinh quá trình gìn giữ đ-ợc gọi là ôn tập. 1.4.3 Quá trình tái hiện Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và gìn giữ. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (tự động) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). Tài liệu th-ờng đ-ợc tái hiện d-ới 3 hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi t-ởng. 1.4.3.1 Nhận lại Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối t-ợng đ-ợc lặp lại. Sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ và do đó không xác định. Do vậy không nên lấy nhận lại làm tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ con ng-ời. Trong nhận lại đôi khi đòi hỏi những quá trình rất phức tạp để đạt tới một kết quả xác định. Ta phải dựa vào một đối t-ợng đã biết để t-ởng t-ợng lại những cái có liên quan dần dần ta nhớ chính xác cái ta cần. ở đây sự nhận lại chuyển sang sự nhớ lại. 1.4.3.2. Nhớ lại Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối t-ợng. Đó là khả năng làm sống lại hình ảnh của sự vật hiện t-ợng đã đ-ợc tri giác tr-ớc đây khi sự vật và hiện t-ợng đó không còn ở tr-ớc mặt. Nhớ lại th-ờng có hai dạng: nhớ lại không chủ định và nhớ lại có chủ định. 15 a. Nhớ lại không chủ định Nhớ lại không chủ định là sự nhớ lại một cách tự nhiên (chợt nhớ hoặc sực nhớ) một điều gì đó khi gặp một hoàn cảnh cụ thể, không cần phải xác định nhiệm vụ cần nhớ lại. Tuy nhiên, không phải quá trình này diễn ra một mình, không có nguyên nhân. Nó đ-ợc kích thích bởi một đối t-ợng nào đó đang đ-ợc tri giác, hoặc bởi một hình ảnh của t-ởng t-ợng hay của t- duy theo quy luật liên t-ởng. b. Nhớ lại có chủ định Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại, đòi hỏi phải có sự cố gắng nhất định. Đôi khi ta phải có sự cố gắng rất nhiều mới có thể nhớ lại những điều cần thiết. Nhớ lại th-ờng mang tính chất lựa chọn thông qua cá nhân, điều này tuỳ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, hứng thú, tình cảm...của mỗi ng-ời. Nhớ lại không phải là làm hiện lên hoàn toàn những hình ảnh đã ghi nhớ nh- chụp. Những hình ảnh đó đã bị đổi dạng và hiện lên phù hợp với yêu cầu của hoạt động và đặc điểm của cá nhân qua quá trình lựa chọn. Nhớ lại là một quá trình t- duy tích cực đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Usinski đã cho nhớ lại là một lao động mà không phải là lao động đơn giản 1.4.3.3 Hồi t-ởng Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây là một hành động trí tuệ phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện. Trong sự hồi t-ởng, những ấn t-ợng tr-ớc đây không đ-ợc tái hiện một cách máy móc mà th-ờng đ-ợc sắp xếp khác đi, gắn liền với những sự kiện mới. 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét