Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi.[1, tr 65] 1.5.2 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4-5 tuổi Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi của trẻ mới mang đầy đủ ý nghĩa và có thể nói đã phát triển tới mức hoàn thiện. Xã hội trẻ em được hình thành, mối quan hệ Người- Người được phản ánh rõ nét trong trò chơi, được tham gia chơi trong nhóm trở thành nhu cầu không thể thiếu của trẻ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách mà nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ, tạo điều kiện cho chúng chơi thì sẽ là một sai lầm trong giáo dục. ở trẻ mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn, trẻ thèm khát sự yêu thương của mọi người đồng thời rất lo sợ trước thái độ lạnh nhạt của người xung quanh. Trẻ thường thể hiên sự quan tâm thông cảm đối với những người xung quanh mà trước hết là với bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.... Trẻ có rung cảm với cái đẹp trong tự nhiên, kích thích trẻ làm điều tốt mang lại niềm vui cho mọi người. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ và chính việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn đối với quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và nhất là giáo dục đạo đức. 1.5.3 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5-6 tuổi Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Đây là một môi trường hoàn toàn mới mà trẻ được tham gia, vì thế tâm lí của trẻ có những bước phát triển quan trọng. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo thì bây giờ những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau. Trẻ có khả năng tự nhận biết được giới tính của mình. Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rõ rằng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính. Chẳng hạn con Trần Thị Ngọc 11 K32 Mần non Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 trai thì thích đóng vai bộ đội, công an...Còn các em gái thì thích làm cô giáo hay người bán hàng...Trẻ ở lứa tuổi này phát triển rất nhanh về ngôn ngữ và có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, biết sử dụng ngữ điệu để thể hiện cảm xúc trong giao tiếp. Tuy nhiên trên thực tế thì còn rất nhiều trẻ còn nói ngọng, nói sai, phát âm chưa chính xác. Tóm lại: Có thể nói bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng đòi hỏi người lớn phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo mặt khác là cho trẻ làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông. 1.6 Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. 1.6.1 Giáo dục thể chất. Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi còn khá non nớt và nhạy cảm. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện về mọi mặt, do đó thời kì này trẻ rất cần được chăm sóc nuôi dưỡng một cách chu đáo, được thoả mãn mọi nhu cầu sinh lí để lớn lên khoẻ mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó chính là việc đảm bảo cho trẻ nhu cầu dinh dưỡng hợp lí và tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực. Dinh dưỡng: Gia đình đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng một cách hợp lí về chất, lượng và có tỉ lệ cân đối giữa các chất: Protein, Lipit, Gluxit, Vitamin và khoáng chất cho từng trẻ. Thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ, chế biến món ăn phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ, hợp khẩu vị và giúp trẻ ăn ngon miệng. Phát triển các tố chất thể lực: Gia đình tạo không gian cho trẻ được hoạt động, vận động: Chạy nhảy, leo trèo, bò, trườn...Hướng dẫn trẻ các vận động: Nhảy dây, ném bóng... Gia đình tạo điều kiện cho trẻ được vận động và làm một số việc phù hợp với khả năng của bản thân, giao một số nhiệm vụ nhẹ nhàng như: Xách túi, xách làn, di chuyển các vật nhẹ...Tham gia một số trò chơi đặc biệt là trò chơi Trần Thị Ngọc 12 K32 Mần non Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 đóng vai theo chủ đề, cách chơi, cách nhập vai cho phù hợp nhằm phát triển đời sống tâm lí tinh thần và thể chất khoẻ mạnh cho trẻ. 1.6.2 Giáo dục xúc cảm, tình cảm Người lớn trong gia đình cần giáo dục trẻ nhận biết chính xác xúc cảm của mình và nói ra được bằng lời. Từ đó trẻ nhận biết chính xác cảm xúc của những người xung quanh. Giáo dục trẻ kính trọng yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị và thể hiện qua những việc làm cụ thể. Ví dụ: Lấy giúp ông bà, cha mẹ các vật dụng, đồ dùng...nhất là khi ông bà, cha mẹ đau ốm. Gia đình giáo dục trẻ biết thông cảm, đồng cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn bằng những việc làm của mình: Chia đồ chơi cho bạn, không quấy khóc khi cha mẹ bận rộn... Gia đình giáo dục trẻ có nhu cầu muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn bệnh tật, trẻ thấy được đó là niềm vui, niềm hạnh phúc. Gia đình cần giáo dục cho trẻ có tình cảm trong sáng, lành mạnh, đúng đắn, biết yêu thương những người ruột thịt và những người xung quanh. 1.6.3 Giáo dục tinh thần hợp tác với những người xunh quanh. Trong gia đình cần cung cấp cho trẻ những kiến thức về sự hợp tác và sự kết hợp nhiều người trong hoạt động để nhằm đạt kết quả cao, đạt được mục đích chung. Gia đình cần giáo dục cho trẻ hiểu được sự cần thiết phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh của gia đình dòng họ và xã hội. Trong gia đình giáo dục hợp tác cho trẻ là thuận lợi nhất. Ví dụ: Trẻ giúp mẹ nhặt rau, lấy cốc nước sẽ được mẹ thưởng cho bánh kẹo... Gia đình cần giáo dục trẻ biết hợp tác với mọi người xung quanh bằng cách có thể đưa trẻ vào các tình huống khó.Ví dụ: Trẻ muốn xem đồ chơi mới của bạn, muốn tham gia chơi cùng bạn mà bạn không cho chơi cùng thì trẻ sẽ phải làm như thế nào để bạn cho chơi... Trần Thị Ngọc 13 K32 Mần non Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.6.4 Giáo dục các tính cách tốt cho trẻ. a) Sự công bằng. Trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết, cho trẻ thoả mãn sự mong muốn được cư xử công bằng và được quan tâm như mọi người trong gia đình. Tuy nhiên có những hoàn cảnh, tình huống có những gia đình thì các cháu không được đối xử công bằng. Ví dụ: Mẹ mới sinh em bé nên trong những ngày đầu mẹ phải dành sự quan tâm cho em bé... Trong trường hợp này đòi hỏi mọi người trong gia đình phải thay mẹ chăm sóc với trẻ để trẻ cảm thấy công bằng, cảm nhận được là bé vẫn được mọi người yêu thương chăm sóc. b) Lòng can đảm. Gia đình cần giáo dục lòng can đảm nghĩa là phải giáo dục cho trẻ biết đương đầu với những khó khăn và dám chấp nhận thất bại để thành công. Giáo dục trẻ không nên sợ hãi trước sự đổi thay của cuộc sống mà hãy bình tĩnh xem xét chấp nhận và tìm cách giải quyết. c) Sự chăm chỉ Trẻ ở tuổi mẫu giáo thì đã có khả năng tham gia một số việc nhỏ cho mình và giúp những người xung quanh bởi vậy gia đình cần giáo dục các cháu tích cực và chăm chỉ tham gia những việc phù hợp như quét nhà, nhỏ cỏ vườn...Qua đó hình thành thói quen chăm chỉ thích đựơc làm việc, lao động, có trách nhiệm với công việc, làm có kết quả và cố gắng đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên ban đầu trẻ có thể làm chưa quen hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, do đó các thành viên trong gia đình cần làm mẫu và nhắc nhở, huyến khích các cháu làm những công việc có ích. d) Sự tôn trọng. Gia đình cần giáo dục trẻ có thái độ hành vi lễ phép khiêm tốn trong ứng xử, không nói tục, nói bậy, nói trống không, cáu gắt với người hơn tuổi... Trần Thị Ngọc 14 K32 Mần non Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Muốn vậy các gia đình đặc biệt là cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo, gia đình cần tôn trọng trẻ và dạy trẻ tôn trọng các thành viên trong gia đình. e) Niềm tự hào. ở trẻ mẫu giáo các em đã xuất hiện lòng tự hào khi được cô giáo hay bố mẹ khen là ngoan, giỏi. Trẻ tự hào khi vượt qua được một bài tập khó mà một số bạn không làm được... Để giáo dục được lòng tự hào cho trẻ gia đình nên giao cho trẻ những công việc phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ và trẻ cần phải cố gắng mới hoàn thành tốt và khi thực hiện thì trẻ thấy hứng thú tò mò như quét nhà, quét sân... Điều này có tác động tích cực để xây dựng các thói quen hành vi đạo đức cho trẻ. 1.6.5 Giáo dục hành vi giới tính cho trẻ. Giáo dục hành vi giới tính diễn ra nhanh mạnh và có sức thuyết phục rất lớn từ gia đình. Thông qua các hành vi có có tính chất làm mẫu của ông bà, cha mẹ mà trẻ học tập nhập tâm và bắt chước theo. Cha mẹ thường xuyên giao việc và đòi hỏi trẻ phải thực hiện các công việc theo giới. Chẳng hạn: Con gái cùng mẹ nhặt rau, nấu cơm còn con trai thì cùng bố lấy kìm, búa, đinh sửa xe đạp, xe máy...Con gái thì nhẹ nhàng, duyên dáng, con trai thì mạnh mẽ, dám làm, dám chịu... Ngoài ra cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần có sự mẫu mực trong sinh hoạt ứng xử với nhau hằng ngày để trẻ dễ nhập tâm bắt chước, thể hiện trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Cha mẹ cũng cần trả lời các câu hỏi có liên quan đến giới tính một cách đúng đắn nghiêm túc và uốn nắn các hành vi không phù hợp với giới tính của trẻ. 1.6.6 Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình. Trong gia đình bố mẹ nên treo các bức tranh đẹp, trồng các khóm hoa chậu cảnh đẹp, trang trí phòng ngủ, phòng ăn, nơi tiếp khách hài hoà, sinh động... Qua đó gây cho trẻ cảm xúc tích cực, yêu thích cái đẹp. Trần Thị Ngọc 15 K32 Mần non Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần phải thể hiện các hành vi, lời nói, ứng xử đẹp trong giao tiếp với trẻ và trong sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên có những nhận xét xấu, đẹp về hành vi, lời nói diễn ra xung quanh trẻ như là một sự hướng dẫn nhận thức đối với vẻ đẹp cho trẻ. Gia đình cũng cần phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua việc trang trí trong gia đình. Giao cho trẻ việc trang trí nhà cửa trong ngày lễ, tết, trước khi đến lớp cùng trẻ chọn quần áo, chải đầu tóc gọn gàng...Bồi dưỡng những xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ từ gia đình giúp trẻ lớn lên không chỉ biết bảo vệ, giữ gìn cái đẹp mà còn biết hành động để tạo ra cái đẹp cho mình và cho mọi người. 1.6.7 Giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình là giúp trẻ nhận biết được những điều thiện, điều ác từ đó có hành vi, lời nói, ứng xử phù hợp. Giáo dục điều thiện điều ác bắt nguồn từ chính tình yêu thương nồng ấm của cha mẹ, từ sự mẫu mực về hành vi, hành động của cha mẹ, từ sự nghiêm khắc yêu cầu cao của gia đình sẽ yêu thương con người, lớn lên sẽ làm việc thiện cho gia đình và cho xã hội. Các nội dung trên đây được coi là căn bản bởi lẽ từ các nội dung này trẻ sẽ có được những sản phẩm tổng hợp khá hấp dẫn như tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng sẽ hình thành tính kỉ luật, từ yêu thương kính trọng cha mẹ, ông bà mà trẻ biết kiềm chế, từ lòng can đảm, sự công bằng và khả năng hợp tác trẻ sẽ tự tin bản lĩnh... Từ tình yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ đến bạn bè để trở thành tình yêu thương con người, sự khoan dung nhân từ thành nền tảng đạo đức. Trần Thị Ngọc 16 K32 Mần non

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét