Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Câu đố và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của học sinh tiểu học

- Đỗ thành Dương, “Nói lái trong câu đố Tiếng Việt” , Ngôn ngữ và đời sống, số 9 (17) Bài viết đề cập tới cách sử dụng biện pháp nói lái trong câu đố và tác dụng của nó.  Triều Nguyên (2010), Tìm hiểu về câu đố người Việt, NXB Khoa học xã hội Với tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt cho thấy cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như: “trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố”, “mô hình câu đố”,… Một số khóa luận, luận văn hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố  Đặng Thị Quỳnh (2004), Tìm hiểu về câu đố trong chương trình Tiếng việt Tiểu học”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.  Trần Thị Lan (1996), Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Qua các công trình ngiên cứu nêu trên ta thấy việc nghiên cứu về câu đố nói chung khá phong phú nhưng các tác giả chủ yếu đi vào sưu tầm, biên soạn lại các câu đố Việt Nam và chú trọng bàn về nội dung hay đối tượng phản ánh trong câu đố mà chưa thật sự quan tâm đến vấn đề dạy – học câu đố cho học sinh Tiểu học và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của học sinh Tiểu học. Việc nghiên cứu thành công đề tài này chắc chắn sẽ gợi ra nhiều vấn đề ứng dụng cho việc giảng dạy câu đố, đặc biệt đối với giáo viên Tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của đề tài: “Câu đố và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học”. 4. Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, trong phạm vi tư liệu có thể, người viết đã lựa chọn, nghiên cứu những câu đố trong chương trình SGK Tiếng Việt mới ở Tiểu học. Bên cạnh đó có sử dụng những thành tựu nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung khóa luận để lí giải vấn đề được sâu sắc hơn. 5. Mục đích nghiên cứu Đề tài: “Câu đố và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của học sinh Tiểu học” mong góp một cái nhìn về Câu đố giúp bạn đọc, đặc biệt là trẻ em hiểu câu đố một cách sâu sắc và toàn diện hơn về tác dụng mà chúng mang lại trong việc phát triển tư duy của trẻ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về câu đố - Khảo sát, phân loại câu đố trong chương trinh Tiếng Việt ở Tiểu học - Tìm hiểu vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của hoc sinh Tiểu học 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này, người viết đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:  Phương pháp thống kê – phân loại Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê các câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học và phân loại chúng theo các tiêu chí đã định trước.  Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để phân tích tư liệu thống kê và tổng kết lại kết quả phân tích.  Phương pháp nghiên cứu tư liệu 8. Cấu trúc khóa luận Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung: Gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát chung về câu đố Chương 2: Vai trò của câu đố trong việc phát triển tư duy của học sinh tiểu học Phần 3: Kết luận Tài liệu tham khảo NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ 1.1. Khái niệm câu đố Câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Thuật ngữ câu đố được dùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác của folklore. Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không phải là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có các yếu tố được sắp xếp theo bố cục nhất định nhằm thể hiện một tư tưởng chủ đề nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Từ xưa Arítxtôt đã sắp xếp câu đố vào lĩnh vực “Sự bắt chước có tính nghệ thuật”. Do vậy Arítxtôt đã định nghĩa: “Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “Trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có được”. Về phía các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đố của họ cũng không đi chệch hướng nghiên cứu của các bậc tiền bối. Sau đây tôi xin dẫn ra định nghĩa của một số tác giả • “Câu đố là một loại hình của văn học dân gian. Nó phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch đi, lối nói một đằng hiểu theo một nẻo. Nó là những định nghĩa ngược lại, hầu hết là ngắn gọn về một hiện tượng hay một sự vật nào đó. Nhưng khác với tục ngữ ở chỗ những định nghĩa được phát biểu dưới dạng khác đi là nói ngược lại và dùng liên tưởng” Ninh Viết Giao (2000), “Tìm hiểu về câu đố Việt Nam (trích văn học dân gian Việt Nam những công trình nghiên cứu” NXB GD • Câu đố là “Câu nói thường mang hình thức văn vè, ám chỉ một vật đố nhằm đòi hỏi ta phải đoán ra nó. Trong câu đố, vật đố là một sự vật hoặc một hiện tượng nào đó người ta muốn nói đến nhưng không nói thẳng tên nó ra mà nói ám chỉ”. Đỗ Bình Trị (2000), “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” NXB GD. • “Câu đố là một thể loại dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh sự vật, hiện tượng bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật chuyển hóa (chuyển vật nọ thành vật kia), được dùng trong sinh hoạt tập thể, đẻ thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui giải trí” Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội • “Câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo. Phương pháp này xuất phát từ sự quan sát thấy những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng khách quan, giữa đồ vật (tức lời giải) với vật được miêu tả (tức câu đố)”. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian, NXB GD  “Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải; lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hóa để khó đoán nhận, lời giải nêu vật đố, là những sự vật, hiện tượng có tính chất khái quát, phổ biến, ai cũng từng hay, từng biết”. Triều Nguyên (2010), Tìm hiểu về câu đố người Việt, NXB Khoa học xã hội • Trong cuốn “Câu đố Việt Nam” của Nguyễn Văn Trung (1999), NXB TP Hồ Chí Mính tác giả lại phân ra theo hai hướng: • Định nghĩa về mặt cấu tạo: “Câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm 2 phần: lời đố và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: Tên vật có những hình dáng, đặc điểm, công dụng này hay tên vật giống như vật được nói ra là gì”. • Định nghĩa về mặt xã hội: “Câu đố là một cuộc chơi, hình ảnh, từ và ý nghĩa là một chơi chữ nhằm mục đích giải trí, vui vẻ nhưng là một giải trí của tinh thần vì chủ yếu người chơi sử dụng trí tuệ, có phán đoán để suy luận. Nói cách khác, câu đố là một bài toán, không phải là toán số mà là toán văn học (vận dụng hình ảnh, chữ nghĩa) có một trình tự lí luận chặt chẽ và hợp lí theo cách riêng của câu đố”. Tóm lại những định nghĩa tuy có khác nhau về nội dung, cách diễn đạt nhưng đều có đặc điểm chung là khẳng định câu đố là một thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật bằng sự vật bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật chuyển hóa hay phát biểu ở dạng khác đi. 1.2. Sơ lược về nguồn gốc, nội dung của câu đố 1.2.1. Nguồn gốc câu đố Cũng như việc đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất cho câu đố thì việc xác định chính xác nguồn gốc của câu đố vẫn còn là một "ẩn số" từ trước tới nay. Tất cả những công trình nghiên cứu về câu đố thường đi sâu vào sưu tầm câu đố nhiều hơn là quan tâm đến nguồn gốc ra đời của nó. Song cũng phải nói rằng trả lời cho câu hỏi câu đố ra đời từ khi nào? Bắt nguồn từ đâu? Quả là rất khó. Bởi lẽ câu đố thuộc loại hình văn học dân gian, tức là những sáng tác truyền khẩu và có dị bản. Trong “Câu đố Việt Nam” Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét