Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Tổ chức tiết học cho trẻ 4 5 tuổi khám phá khoa học về môi trường xung quanh (loại tiết hình thành biểu tượng)

của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [Điều 5, Luật Giáo dục 2005]. Như vậy, yêu cầu đổi mới dạy học đã được khẳng định rõ. Vấn đề chủ yếu của đổi mới dạy học là hướng tới việc học tập chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Theo đó, yêu cầu đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở mầm non hiện nay là giáo dục nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ - tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người năng động, tích cực, sáng tạo. 1.1.2. Quan niệm về tính tích cực nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non Quan niệm về tính tích cực: TTC là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng khám phá, chủ động cải biến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, tạo nên các nền văn minh ở mỗi thời đại. Thuật ngữ TTC đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục. Các tác giả như V.I.A. Roomanov, X.Đ. Xmirnov,…xem TTC chính là tính chủ động của chủ thể, có chức năng chỉ báo hành động của con người. Nhìn nhận TTC gắn với hoạt động của chủ thể, các đại diện như N.A. Leonchiev, V.A. Daparogiet, A.A. Luiblinxkaia,… cho rằng TTC chỉ sự sẵn sàng hoạt động, và con người tích cực là con người ở trạng thái hoạt động. Một số tác giả (R. Mile, Arkhaghenxki,…) thì cho rằng không nên xem TTC chỉ là trạng thái hoạt động của con người, cũng không nên tách mặt bên ngoài và bên trong của TTC mà sự phát triển của TTC được xem xét đặc trưng bởi cả số lượng và chất lượng hoạt động của con người. Tóm lại, dưới góc độ tâm lý giáo dục, TTC nhìn chung được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với trạng thái hoạt động của con người. Theo từ điển Tiếng Việt, TTC được hiểu là “tính chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo phương hướng phát triển” [10, tr981]. Định nghĩa này chỉ ra rằng TTC được nảy sinh và thể hiện qua các hoạt động. Nhìn 11 nhận TTC gắn với hoạt động của con người, song định nghĩa cũng nhấn mạnh TTC chỉ có thể được bộc lộ khi hoạt động đó tạo ra sự biến đổi ở mức cao hơn, phát triển hơn. Tuy nhiên, định nghĩa chưa làm rõ đó là sự biến đổi bên trong hay bên ngoài của chủ thể hoạt động. Một số từ điển ngôn ngữ, từ điển tâm lí học của các nước mô tả TTC gắn với các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động bên trong của chủ thể. Nó là điều kiện thúc đẩy, tạo ra hoạt động hay là biến đổi hoạt động. TTC bao hàm tính chủ động, có ý thức của chủ thể; thể hiện ý chí và sự độc lập của chủ thể với môi trường bên ngoài. Trong quá trình hoạt động, chủ thể sẽ huy động tính tự giác, độc lập, sáng tạo để tác động một cách có hiệu quả vào môi trường bên ngoài. Quan niệm này không chỉ xem xét TTC trong mối quan hệ gắn bó với hoạt động mà còn với thái độ cải tạo thế giới của con người. Nghĩa là thông qua hoạt động một cách tích cực mà con người góp phần thay đổi thế giới; từ đó mà dần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Theo PGS. TS Phó Đức Hòa, TTC là sự biến đổi hoạt động tâm lý bên trong của mỗi người và được thể hiện ra bên ngoài bằng hiệu quả và chất lượng công việc. Sự biến đổi bên trong đó càng linh hoạt bao nhiêu thì hiệu quả công việc càng cao bấy nhiêu. TTC cũng bao hàm tính tự giác trong hành động của chủ thể [5]. Quan niệm này nhấn mạnh mối quan hệ thuận của TTC với những biến đổi tâm lý bên trong của chủ thể hoạt động. Chủ thể càng tích cực hoạt động, nghĩa là sự biến đổi bên trong càng linh hoạt thì hiệu quả công việc càng cao. Hơn nữa, chủ thể là người quyết định sự biến đổi bên trong của bản thân. Do đó, chủ thể cũng chính là người quyết định mức độ của sự tích cực trong các hoạt động. Đồng quan điểm trên, PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết khẳng định: hoạt động bao giờ cũng do chủ thể (con người) tiến hành, chủ thể càng tích cực hoạt động thì sẽ càng phát triển và hoàn thiện. Trên cơ sở phân tích quan niệm của các nhà nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp những nội dung cơ bản về TTC như sau: TTC gắn liền với hoạt động và thái độ của chủ thể đối với thế giới xung quanh. Nói đến TTC không thể không nói đến tính chủ động, tự giác, độc lập trong nhận thức - các phẩm chất 12 này nằm trong tổng thể nhân cách của một con người. Động cơ, nhu cầu và hứng thú hoạt động chính là nguồn gốc bên trong của TTC, là động lực thúc đẩy con người hoạt động, từ đó mà thay đổi và cải tạo hiện thực. Quan niệm về tính tích cực nhận thức của trẻ (tính tích cực trong học tập): TTC được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người, nhất là trong các hoạt động mang tính chủ động của chủ thể. Và trong hoạt động học tập, TTC được hiểu là TTCNT - biểu hiện của mong muốn hiểu biết và khát vọng chiếm lĩnh tri thức của con người [5]. Quá trình nhận thức trong học tập là quá trình nhận thức các vấn đề đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra. Tuy nhiên, đó lại là những điều mà trẻ chưa biết và cần phải nỗ lực, tích cực, chủ động khám phá để chiếm lĩnh tri thức thông qua quá trình học tập trong nhà trường. Bằng sự học tập tích cực, các em dần tích lũy hiểu biết và làm biến đổi chính bản thân mình. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, TTCNT của trẻ chính là thái độ tích cực của trẻ với thế giới xung quanh - đó là mong muốn được mở rộng hiểu biết và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân một cách sáng tạo. TTCNT có liên quan chặt chẽ với khả năng quan sát, tri giác và năng lực phân tích, tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính, các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng. Theo đó, mức độ tích cực nhận thức phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tư duy và được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm hiểu, khám phá các đối tượng ở xung quanh (nhu cầu bên trong) của chính bản thân trẻ. Đồng ý kiến về mối quan hệ phụ thuộc giữa TTCNT với năng lực tư duy của trẻ, các nhà nghiên cứu như A.P. Uxôva, A.K. Bondazenko, Kazacôva… cho rằng TTCNT của trẻ mẫu giáo có thể hiểu như là khả năng giải quyết các nhiệm vụ nhận thức một cách có hiệu quả bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức cao các chức năng nhận thức, đặc biệt là chức năng của tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,…). Không chỉ xem xét TTCNT của trẻ ở sự đáp ứng nhu cầu nhận thức (mong muốn và thích thú khi được khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên và xã hội), L.G.Nhixcanhen cho rằng TTCNT cũng được thể hiện ở sự phát triển các kĩ năng. Đó là kĩ năng đặt câu hỏi và độc lập tìm kiếm câu trả lời cho 13 những vấn đề mà trẻ quan tâm; kĩ năng so sánh, đối chiếu để tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng; các kĩ năng tư duy để giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ hay tình huống mới;… Quan điểm trên đã được PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết đã làm rõ hơn khi khẳng định TTCNT của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở lòng ham hiểu biết; sự phát triển tính ham hiểu biết đó được thể hiện đặc biệt ở sự tăng lên về số lượng và sự biến đổi về chất lượng của những câu hỏi mà của trẻ đặt ra. Theo sự phát triển của lứa tuổi, trẻ ngày càng có nhiều câu hỏi thể hiện sự tò mò về các thuộc tính bên trong, về mối quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng (vì sao thế này, vì sao thế kia,…). Qua những phân tích trên có thể thấy: TTCNT là một dạng năng lực trí tuệ đòi hỏi sự nỗ lực cao của các chức năng tâm lý, nhất là chức năng nhận thức nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra trong hoạt động của mình. TTCNT của trẻ lứa tuổi mẫu giáo được xem như một phẩm chất tâm lý của cá nhân trẻ, trong đó chứa đựng cả yếu tố nhận thức, tình cảm, ý chí,… mà yếu tố hạt nhân là hoạt động nhận thức của trẻ. TTCNT thể hiện thái độ tích cực nhận thức của trẻ đối với hiện thực xung quanh. 1.1.3. Biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động KPKH về MTXQ TTCNT được thúc đẩy bởi nhu cầu, hứng thú nhận thức - đây là tiền đề của tính tự giác trong học tập. TTCNT có liên quan mật thiết với: (1) khả năng huy động các giác quan; (2) khả năng sử dụng các thao tác tư duy; (3) khả năng vận dụng vốn kinh nghiệm và kĩ năng đã có để giải quyết các nhiệm vụ học tập. TTCNT hình thành nên nếp tư duy độc lập trong nhận thức và suy nghĩ độc lập là nguồn gốc nảy sinh sự sáng tạo của con người. Ở lứa tuổi mầm non, TTCNT của trẻ được thể hiện ở nhiều hoạt động như: hăng hái phát biểu, thích thú khi được khám phá các đối tượng, không thỏa mãn với câu trả lời của mọi người, hay nêu thắc mắc, hay đặt câu hỏi,… Khi tham gia các hoạt động học tập, TTCNT trẻ mẫu giáo có thể biểu hiện qua các dấu hiệu khác nhau như: qua các dấu hiệu bên ngoài (qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…), qua lời nói, qua cách thức thực hiện hoạt động hay kết quả hoạt động của trẻ. Trên cơ sở phân tích những quan niệm về TTCNT gắn với 14 đặc điểm trẻ lứa tuổi mẫu giáo, người nghiên cứu xác định có thể nhận biết TTCNT của trẻ trong hoạt động KPKH qua các dấu hiệu sau: i) Biểu hiện ở hứng thú nhận thức của trẻ về MTXQ: J.A.Comenxki coi việc tạo hứng thú nhận thức là một trong những con đường chủ yếu để làm cho việc học tập trong nhà trường trở thành niềm vui. Theo K.D.Usinxki thì hứng thú là cơ chế đảm bảo cho sự học tập có kết quả; còn J.Deway thì cho rằng việc dạy học phải kích thích được hứng thú để các em độc lập tìm tòi, phát hiện tri thức mới;… Và như đã phân tích ở phần 1.1, yêu cầu đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non hiện nay là giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm (giáo dục nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ). Quan điểm giáo dục này quan tâm và nhấn mạnh đến nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ như một biểu hiện cơ bản của TTCNT. “Hứng thú” ở đây không chỉ là sự thích thú, vui vẻ mà ở đây còn có nghĩa là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy, làm cho trẻ háo hức tìm tòi, khám phá để phát hiện tri thức mới. Khi trẻ có hứng thú thì thái độ của trẻ cũng trở nên tích cực và chủ động. Những trẻ có hứng thú thường hỏi “tại sao?”, “như thế nào?”,.... Do đó, “hứng thú” không chỉ là sự cuốn hút mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ khám phá, suy nghĩ để giải quyết các câu hỏi, các bài toán thực tiễn trẻ gặp trong cuộc sống. Đây mới là ý nghĩa thực sự của từ “hứng thú” trong. “Hứng thú” ở đây biểu thị mức độ cao của khái niệm này chứ không phải ở mức độ thấp giống như sự hấp dẫn mang tính giải trí (chẳng hạn như trẻ bị thu hút vì nhiều loại đồ dùng trực quan minh họa cho nội dung bài học hơn là thấy thích thú, tò mò muốn tìm hiểu thêm về nội dung đó). Khi tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ, GV cần chú ý quan sát để có thể xác định được những biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ thông qua những dấu hiệu cụ thể sau: - Trẻ tỏ ra thích thú, hào hứng, vui sướng (qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…) khi được tiếp xúc, thao tác với các đối tượng gần gũi xung quanh (hoa, quả, đồ vật, con vật,…); được sử dụng các giác quan để tri giác đối tượng (nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ vào đối tượng). 15 - Trẻ chú ý quan sát các đối tượng và các hành động của GV; chú ý lắng nghe GV giới thiệu, giải thích về đối tượng. Sự hứng thú và chăm chú của trẻ được thể hiện trong suốt quá trình trẻ tri giác, tìm hiểu, khám phá đối tượng. - Trẻ hay đặt ra những câu hỏi (Đây là cái gì?, Dùng để làm gì?, Tại sao?, Như thế nào? Từ đâu mà có?,...), hay có những thắc mắc về các sự vật, hiện tượng trẻ được tiếp xúc và đòi hỏi được giải thích cặn kẽ những thắc mắc đó. Điều này nói lên nhu cầu, mong muốn được mở rộng hiểu biết về các đối tượng mà trẻ làm quen - đây cũng là động lực thúc đẩy trẻ tích cực nhận thức về thế giới xung quanh. - Trẻ hay giơ tay phát biểu, nhiệt tình trả lời các câu hỏi hay bổ sung ý kiến cho câu trả lời của các bạn. ii) Biểu hiện ở năng lực nhận thức của trẻ trong hoạt động KPKH về MTXQ: Năng lực nhận thức của trẻ gồm khả năng sử dụng các giác quan và khả năng sử dụng các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,…) để tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng mà trẻ được làm quen. V. Lê nin đã chỉ ra con đường nhận thức nói chung tuân theo trình tự: từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)  tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) thực tiễn. Theo đó, quá nhận thức của trẻ cũng gồm hai giai đoạn và được bắt đầu bằng giai đoạn nhận thức cảm tính. Giai đoạn này bao gồm cảm giác và tri giác - thực chất là quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng bằng các giác quan. Nhờ cảm giác, tri giác, trẻ có được những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài (hình dạng, màu sắc,…) của đối tượng. Tuy nhiên, để có nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng, thì trẻ phải trải qua giai đoạn nhận thức cao hơn, đó giai đoạn nhận thức lý tính. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ sử dụng các thao tác của tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát,…) để tìm hiểu, phát hiện ra những đặc điểm, thuộc tính bên trong của đối tượng, từ đó mà hiểu được bản chất của đối tượng trẻ làm quen. Trẻ tích cực nhận thức là trẻ có khả năng sử dụng, huy động tốt các giác quan, các thao tác tư duy tham gia vào quá trình nhận thức. Mức độ huy động 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét