Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Nghiên cứu phương pháp giảng dạy bài điều lệnh đội ngũ đơn vị cho học sinh lớp 10 THPT

Phương pháp dạy học có tác dụng tích cực trong việc góp phần đào tạo ra những con người lao động mới cho xã hội, phương pháp dạy học trong nhà trường XHCN khác về chất với phương phương pháp dạy học cũ trong xã hội cũ - những phương pháp có tính chất giáo điều, nhồi sọ, đơn điệu… làm hạn chế và thậm chí làm thui chột nhân cách học sinh, phù hợp với mục đích chính trị của giai cấp thống trị với bản chất của xã hội cũ. Từ những điều đã trình bày, chúng ta có thể nêu lên định nghĩa về phương pháp dạy học như sau: Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. 1.2. Lý luận chung về phương pháp giảng dạy môn GDQP - AN Phương pháp giảng dạy GDQP - AN là nội dung quan trọng trong truyền tải kiến thức quốc phòng, an ninh và kỹ năng quân sự. Phương pháp GDQP - AN ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, phản ánh quá trình nghiên cứu, sáng tạo, năng lực, trình độ vận dụng của giáo viên vào quá trình thực tiễn. Phương pháp GDQP - AN giúp cho cán bộ giáo viên, học viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu hiểu rõ những vấn đề cốt lõi trong từng nội dung cụ thể, từ quan điểm, nguyên tắc các mối kết hợp và sự phát triển theo thứ tự của nội dung. Trên cơ sở phần lý luận sẽ đề cập đến cách tổ chức giảng dạy, huấn luyện theo mô hình mẫu được sắp xếp. Mỗi phần học, bài học, nội dung vấn đề giảng dạy hoặc mỗi hành động, cử động, động tác đều được phản ánh, thể hiện đầy đủ theo đúng cách tổ chức, phương pháp giảng dạy. Phương pháp giảng dạy kỹ năng thực hành ngoài việc xác định mục đích yêu cầu, ý nghĩa khoa mục còn phải thể hiện tư thế, tác phong, động tác, phong thái hoàn chỉnh cấu thành, thể hiện được thứ tự kết cấu lôgic của các nội dung. Quá trình huấn luyện, giảng dạy, học tập phải làm nổi bật thứ tự các - 11 - bước nhanh, chậm (phân tích và tổng hợp). Thông qua phương pháp, cách tổ chức giảng dạy của giáo viên, người học nắm được nội dung, cách trình bày để vận dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu thực tế phù hợp. Phương pháp giảng dạy lý luận, lý thuyết người học nắm được các quy luật, tính tất yếu khách quan mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề với nhau từ đó thống nhất được tư tưởng và hành động. Phương pháp giảng dạy GDQP - AN là hình thức tổ chức xác định đơn vị giảng dạy, cách thức, biện pháp giảng dạy, huấn luyện của cán bộ, giáo viên. Hình thức, cách thức tổ chức đó đã được khái quát hoá có hệ thống và trình tự được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được đúc rút từ những kinh nghiệm, trở thành những vấn đề, những nguyên tắc theo những yếu tố, yêu cầu không thể thiếu được để giới thiệu cho người học. Thông qua hình thức, cách tổ chức giảng dạy, người học nắm chắc, hiểu sâu từng vấn đề vận dụng được thành thạo trong thực tiễn. Như vậy, việc xác định cách thức, hình thức giảng dạy GDQP - AN phải trên cơ sở thống nhất, xuyên suốt từng nội dung, bài học cụ thể. Phương pháp giảng dạy GDQP - AN không phải tự nhiên mà có, không thể hình thành trong không gian hẹp, trừu tượng, thời gian ngắn mà cũng không hình thành ngay khi xuất hiện một hiện tượng nào đó. Phương pháp giảng dạy GDQP - AN bắt nguồn từ thực tiễn của quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta và được phát triển, hoàn chỉnh trong từng giai đoạn lịch sử. Phương pháp giảng dạy GDQP - AN được trình bày trong sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành, đi từ chưa có đến có, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao trong một kết cấu đầy đủ, hoàn chỉnh. - 12 - GDQP - AN là một môn khoa học xã hội, cơ cở hình thành GDQP AN đã tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển. Phương pháp GDQP - AN cơ bản giống với phương pháp dạy học các môn khoa học được xác định: - Đều đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để giải quyết các mối quan hệ trong lịch sử tồn tại và phát triển của các sự vật hiện tượng. - Đều đứng trên quan điểm giai cấp để xem xét, đánh giá và giải quyết các mối quan hệ trong các nguyên tắc: Tính tư tưởng và khoa học. Tính thực sự, thực tế. Tính hệ thống và trình tự. Đều có các hình thức tổ chức và phương pháp cơ bản trong giảng dạy lý thuyết và thực hành. GDQP - AN là khoa học tổng hợp, bởi vậy yêu cầu về phương pháp giảng dạy, huấn luyện phải cụ thể, chặt chẽ cả về thời gian, không gian và thời điểm đối với cả người dạy và người học. - Phải có nhận thức nhanh - Tư duy sâu sắc, đúng, linh hoạt - Vận dụng vào thực tế nhanh, thành thạo. Trong chiến tranh, chiến đấu không phải lúc nào các điều kiện thuận lợi cũng cho phép và đủ. Tình hình địa lý, khí hậu, thời tiết luôn diễn biến phức tạp. Đối tượng tác chiến luôn có những thay đổi về quy mô, âm mưu, thủ đoạn và hình thức tác chiến. Do đó, phương pháp giảng dạy phải đáp ứng đầy đủ mong muốn của người học, đồng thời giải quyết đưác mâu thuẫn nảy sinh sao cho phù hợp với diễn biến cụ thể. - 13 - 1.3. Vị trí môn học GDQP trong trường THPT GDQP cho học sinh là môn học chính khóa theo luật định, là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. GDQP là nội dung quan trọng trong mục tiêu đào tạo toàn diện con người mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. GDQP không chỉ là công việc chuẩn bị nhân lực cho chiến tranh mà còn trang bị tư duy, kiến thức cơ bản nhất về quốc phòng cho học sinh, giúp học sinh có nhận thức và hiểu biết trong công việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại. GDQP cho học sinh là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình đào tạo, xây dựng con người mới của Đảng. Thông qua nhận thức về nội dung môn học và thực tế thông qua quá trình học tập giáo dục quốc phòng đã giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, hiểu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hàng ngàn năm qua. Đồng thời giúp học sinh xây dựng nối sống lành mạnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn. Thống nhất nội dung, tổ chức, phương pháp giảng dạy GDQP kết hợp kiện toàn xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực bảo đảm cho quá trình giảng dạy. GDQP là nội dung quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phải tăng cường công tác GDQP toàn dân đó là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Rõ ràng là vai trò của công tác GDQP toàn dân ngày càng tăng lên, nhất là GDQP cho thế hệ trẻ. Bởi lẽ không ai khác mà chính thế hệ trẻ là chủ nhân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày mai. Do vậy, tăng cường GDQP toàn dân nói chung và GDQP cho thế hệ trẻ nói riêng là nội dung đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới - 14 - XHCN và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Điều này liên quan trực tiếp đến sự an nguy, tồn vong, sống còn của quốc gia, dân tộc. 1.4. Đặc điểm và phương pháp giảng dạy điều lệnh đội ngũ 1.4.1 Đặc điểm giảng dạy điều lệnh đội ngũ Giảng dạy ĐLĐN là nội dung được thực hiện ngoài sân bãi bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa lời nói và các thao tác nghiệp vụ, giữa lý thuyết và thực hành của cán bộ, giáo viên. Đối tượng giảng dạy, huấn luyện ĐLĐN là các nam, nữ học sinh, được biên chế thành các đơn vị tiểu đội, trung đội, đại đội. Thông thường một đại đội học sinh được biên chế từ 130 đến 150 em; Trung đội từ 40 đến 50 em, tiểu đội từ 10 đến 17 em. Tuy nhiên, do điều kiện về thao trường, bãi tập, về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ở mỗi trường khác nhau nên chất lượng, hiệu quả của các bài giảng ĐLĐN chưa đồng đều. Đội ngũ giáo viên còn mỏng và không đồng đều ở các cấp học, bậc học. Giáo viên trong các trường THPT còn thiếu nhiều về số lượng, chủ yếu là cán bộ quân đội đã nghỉ chế độ, giáo viên thể dục thể thao kiêm nhiệm, các sĩ quan, hạ sĩ quan ở các cơ quan quân sự địa phương, ở các đơn vị đóng quân xung quanh. Hầu hết giáo viên giảng dạy ĐLĐN không được đào tạo cơ bản, chưa được thống nhất nội dung, chương trình, không có phương pháp sư phạm quân sự nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Mặc dù được biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội nhưng cán bộ quản lý các tiểu đội, trung đội, đại đội ấy vẫn chỉ là học sinh kiêm chức không có đủ khả năng giúp đỡ cán bộ, giáo viên về chuyên môn. Do đó việc theo dõi, hướng dẫn cho học sinh luyện tập ĐLĐN nhất là thực hiện các cử động, động tác theo các bước hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên lên lớp. Thời gian học ĐLĐN của học sinh rất ít. Cụ thể trong chương trình GDQP - AN cho lớp 10 có 15 tiết ĐLĐN, lớp 11 và lớp 12 có 02 tiết ôn tập. - 15 - Từ thực tế ấy đặt ra cho cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy phải cân nhắc, tính toán sao cho công tác tổ chức giảng dạy phù hợp, sát thực tế để có chất lượng, hiệu quả bài học. Giảng dạy ĐLĐN bao gồm các nội dung về lý thuyết và thực hành động tác đội ngũ. Giảng dạy ĐLĐN thường trong một không gian hẹp, quân số đông, chịu tác động bởi nhiều yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy của giáo viên và tổ chức luyện tập của học sinh. Giảng dạy ĐLĐN thường rất cụ thể, tỉ mỉ đòi hỏi sự kết hợp tư duy trí tuệ và thể lực. Trong tập luyện từng cử động, động tác phải luyện tập cơ bản, tập đi, tập lại nhiều lần để đạt tới trình độ thuần thục, chuẩn xác, thống nhất, do đó dễ nảy sinh tư tưởng gò bó, ngại tập, ngại rèn. 1.4.2 Phương pháp giảng dạy ĐLĐN Phương pháp giảng dạy ĐLĐN là cách thức, biện pháp tiến hành của giáo viên, nhằm truyền đạt cho học sinh, sinh viên lĩnh hội, tiếp thu những nội dung của ĐLĐN quân đội. Trong giảng dạy ĐLĐN chủ yếu dùng phương pháp trực quan, kết hợp giữa giảng lý thuyết với làm mẫu động tác, lấy làm mẫu động tác là chính. Mục đích của phương pháp giảng dạy ĐLĐN nhằm giúp cho học sinh nhận thức sâu về nội dung, thực hành thành thạo, hành động thống nhất. Muốn có giảng dạy tốt giáo viên phải nắm chắc đối tượng giảng dạy, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng. Thông qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, giáo viên có thể lồng ghép nhiều động tác, đứng trên nhiều cương vị để truyền đạt tri thức một cách tự giác cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành để có kỹ năng thực sự khi học tập. Khi tiến hành giảng dạy bài ĐLĐN, giáo viên phải chú ý tới điều chủ yếu, cốt lõi của vấn đề giảng dạy, vấn đề cần trình bày, chú ý tới điều cốt lõi, - 16 -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét