Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Từ “Văn hóa” bắt nguồn từ tiếng Latinh ở phương Tây, “Cultura” ban đầu có nghĩa là canh tác và gieo trồng thực vật. Sau này, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ này mang thêm một nghĩa mới đó là: sự mở mang kiến thức, bồi dưỡng về thể chất và tinh thần đối với con người, là sự vun xới về mặt tinh thần hay “trồng trọt tinh thần”. Sang thế kỷ XVII - XVIII, việc sử dụng thuật ngữ “Văn hóa” với nghĩa là canh tác tinh thần bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp. Đến thế kỷ XIX, thuật ngữ “Văn hóa” được các nhà nhân học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại từ trình độ thấp đến cao nhất và văn hóa của họ chiếm cao nhất. Bởi vì họ tin rằng bản chất của văn hóa là hướng về trí lực và sự vươn lên phát triển thành văn minh. Đến thế kỷ XX, năm 1909 thuật ngữ “Văn hóa học”(tiếng Đức: Kunturkunde”, tiếng Anh: Culturolog) mới được ra đời. Người đặt ra thuật ngữ này là Wilhelm Ostwald nhà khoa học và triết học Đức. Thuật ngữ này dùng để chỉ môn học mới mà ông gọi là” khoa học về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”, hoạt động mà chỉ con người mới có. Ông viết: “Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là văn hóa”. Ở phương Đông ( Trung Quốc) từ “Văn hóa” có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu dịch có câu: “Quan hồ nhân dĩ hóa thành thiên hạ”, tức “Thánh nhân quan sát nhân văn lấy Thi, Thư, Lễ nhạc làm phép tắc và để giáo hóa làm cho thiên hạ được khai hóa”. Như vậy, quan niệm cổ đại ở Trung Quốc về văn hóa là học thuyết lấy Nho gia là chính, nội dung chủ yếu của văn hóa là Thi, Thư, Lễ nhạc, chế độ chính trị, luân thường đạo lý và hàng loạt quan niệm tập tục trở thành lễ tục. Giáo hóa văn trị ở chỗ thực hiện Tam cương, Ngũ thường, Thi, Thư, Lễ nhạc. Đó chính là cốt lõi của quan niệm về văn hóa ở Trung Quốc cổ đại. Nguyễn Thị Nội 11 K35 Giáo dục công dân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì văn hóa chỉ gắn liền với con người và xã hội loài người, với quá trình sáng tạo của con người. Nếu như hoạt động của con vật là hoạt động bản năng thì hoạt động của con người là hoạt động tự giác, hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo. Con người vừa sáng tạo ra bản thân mình vừa đồng thời sáng tạo ra thế giới văn hóa. Theo C.Mác, hoạt động của con người không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở,... mà còn là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phương thức sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩm vật chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Như vậy, văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở hình thành và phát triển của chính con người. Chính vì vậy, các giá trị văn hóa đều có tính chất kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời đại qua thời đại và có sự giao thoa ảnh hưởng giữa các dân tộc. Khi bàn về văn hóa, V.I.Lênin cho rằng trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại hai nền văn hóa, nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa của nhân dân lao động. Ông khẳng định tính tất yếu của cách mạng văn hóa, cuộc cách mạng này hết sức khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng lạc hậu. Song không phải ngồi chờ lực lượng sản xuất phát triển mới làm cách mạng văn hóa, mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản của nền văn hóa cách mạng, yếu tố cơ bản của xã hội mới. V.I.Lênin đã xác định tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa khi ông giải quyết mối quan hệ dân tộc, giai cấp và văn hóa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Văn hóa được biểu hiện như toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử xã hội”[17, tr.656]. Nguyễn Thị Nội 12 K35 Giáo dục công dân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Như chúng ta đã biết, tính đến nay có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong khi trên thế giới còn bàn cãi rất nhiều về định nghĩa văn hóa thì ở nước ta từ năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa mang tính chất hệ thống: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn” [21, tr.431]. Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh xác định văn hóa là sự phát triển tất yếu, mang tính xã hội cao, là phương thức sống, hoạt động và không ngừng nâng cao theo đà phát triển của xã hội. Sáng tạo ra giá trị nhân văn là nội dung cốt lõi của giá trị văn hóa. Theo tổ chức văn hóa,giáo dục và khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) thì: “Văn hóa được đặc trưng bởi diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm,... khắc họa nên bản sắc của một quốc gia, cộng đồng, gia đình, làng xóm, xã hội,... Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương, mà cả những lối sống, những quyền cơ bản, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng” [6, tr.47]. Như vậy, trong định nghĩa này chúng ta thấy có các di sản văn hóa “vô hình” như phong tục, tập quán, truyền thống, ngôn ngữ, các nghi lễ dân gian. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các nhà văn hóa nghiên cứu về văn hóa. Tuy nhiên mỗi người lại có cách tiếp cận khác nhau, do đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau: PGS. TS Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con Nguyễn Thị Nội 13 K35 Giáo dục công dân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [27, tr.27]. Theo GS Phan Ngọc: “Văn hóa là quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng” [25, tr.19]. Như vậy, chúng ta thấy rằng “Văn hóa” là một khái niệm mở, là một phạm trù hết sức rộng lớn, phong phú và đa dạng, nó bao hàm những giá trị trên tất cả các lĩnh vực mà con người sáng tạo ra trong đời sống xã hội, do đó khó có thể định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa mà trong đó bao hàm được tất cả các lĩnh vực mà văn hóa có mặt. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, song những định nghĩa đó không nhằm bài trừ lẫn nhau mà đồng thời bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa ngày càng trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn. Từ những định nghĩa khác nhau về văn hóa và từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nổi lên những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, văn hóa là phản ánh những giá trị nhân văn. Văn hóa được hình thành và phát triển trong mối quan hệ cải tạo với tự nhiên và đấu tranh xây dựng xã hội. Do đó, bản chất của văn hóa là phản ánh các giá trị nhân văn là xử lý mối quan hệ giữa con người với con người, đề cao giá trị của con người. Thứ hai, văn hóa mang tính dân tộc. Văn hoá mang bản chất nhân văn nhưng lại mang bản sắc riêng của từng dân tộc và dấu ấn riêng của từng giai cấp. Thứ ba, văn hóa còn được thể hiện trong sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc giữa các quốc gia. Thứ tư, văn hóa là một hiện tượng mang tính lịch sử. Trải qua mỗi thời kì lịch sử sẽ có một nền văn hóa tương ứng với mỗi thời kì lịch sử đó. Nguyễn Thị Nội 14 K35 Giáo dục công dân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong suốt chặng đường lãnh đạo nhân dân, tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm toàn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sức mạnh của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Ý thức rõ về sức mạnh văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của đế quốc xâm lược, “Đề cương văn hóa Việt Nam” tháng 2 năm 1943 - Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng đã ra đời, làm nền tảng lý luận cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc những năm tiếp theo, xác định: văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa; vì vậy, phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được công cuộc cải tạo xã hội và “Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong”; đồng thời Đảng ta cũng xác định nền văn hóa Việt Nam có ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. “Đề cương văn hóa Việt Nam” là sự khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh: Văn hoá “soi đường cho quốc dân đi”, góp phần động viên, tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu quốc, tạo sức mạnh to lớn làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, sức mạnh nội sinh của văn hóa được phát huy mạnh mẽ, trở thành niềm cổ vũ to lớn chiến sĩ và nhân dân ta. Trên nền tảng văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thời đại, những tác phẩm thơ, văn, ca, múa, nhạc, họa được sáng tác, phục vụ kịp thời, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc, thôi thúc phong trào thi đua mạnh mẽ giữa tiền tuyến và hậu phương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyễn Thị Nội 15 K35 Giáo dục công dân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Thời kỳ hòa bình, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV của Đảng đã tiếp tục khẳng định: Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó tập trung “Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa” với những giá trị đạo đức, niềm tin, lý tưởng, lẽ sống cao đẹp. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, Đảng đã chủ trương đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 05 về văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường và những chỉ thị quan trọng về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học - nghệ thuật, công tác quản lý văn học - nghệ thuật và một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ. Đến Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước. Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội với mục đích làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp”. Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) khẳng định: “Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” [11, tr.114 - 115]; Đại hội lần thứ X của Đảng (4 - 2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [12, tr.106]. Nguyễn Thị Nội 16 K35 Giáo dục công dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét