Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam

- Khảo sát phân tích đánh giá thực trạng hoạt động địa chí tại thư viện Hà Nam. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động địa chí Hà Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quán triệt các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và tỉnh về phát triển văn hóa nói chung, thư viện nói riêng để xem xét giải quyết vấn đề.  Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * Ý nghĩa lý luận - Đề tài góp phần làm rõ vai trò của hoạt động địa chí trong việc phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. - Cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cường hoạt động thư viện nói chung và hoạt động địa chí nói riêng. * Ý nghĩa thực tiễn - Làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong công tác tăng cường hoạt động địa chí tại các thư viện. - Thông qua khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động địa chí ở thư viện Hà Nam từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường phát triển hoạt động địa chí. 5 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 phần: Chương 1: Đặc điểm hoạt động thông tin địa chí tại thư viện Hà Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin địa chí tại thư viện Hà Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động thông tin địa chí thư viện Hà Nam 6 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM 1.1. Tổng quan về tỉnh Hà Nam 1.1.1.Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý thành phố Phủ Lý cách thủ đô Hà Nội gần 60km về phía Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 34 km về phía Bắc, cách thành phố Hưng Yên 25km. Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ rất thuận lợi về giao thông thủy bộ. Diện tích thành phố là hơn 3.400 ha. * Đất đai, địa hình:  Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi. Địa hình Hà Nam có sự tương phản địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi.  Diện tích: 823,1 km²  Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. Phía Đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng. Ở vùng đồng bằng(thuộc các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, thành phố Phủ Lý và phần phía đông huyện Kim Bảng và Thanh Liêm) độ cao trung bình 2 - 3m, nơi thấp nhất là cánh đồng xã An Lão (huyện Bình Lục) độ cao phổ biến hơn 1m. Ở vùng đồi núi phía tây thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, độ cao phổ biến hơn 100m. Hà Nam có hướng địa hình đơn giản: duy nhất chỉ có hướng Tây BắcĐông Nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. 7 - Hướng dốc của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình- Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất. - Địa hình thể hiện khá rõ rệt tính chất phân bậc: Bậc thứ: độ cao cao trung bình 350-400 m là bậc địa hình của vùng núi đá vôi phía Nam huyện Kim Bảng. Bậc thứ 2: độ cao trung bình 300-350 m, là bậc địa hình của dãy núi thấp xen lẫn đồi ở phía Tây huyện Thanh Liêm. Bậc thứ 3: độ cao trung bình 120-200 m, là bậc địa hình của các dãy đồi thấp nam ven rìa đồng bằng (dãy đồi thuộc xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng, và Châu Sơn thành phố Phủ Lý). Bậc thứ 4: độ cao rất thấp trung bình chỉ cao 2-3 m là bậc địa hình đồng bằng bồi tụ thuộc châu thổ sông Hồng, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam. - Địa hình thể hiện rõ rệt tác động của khí hậu và con người. Khí hậu với nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn đã tác động mạnh mẽ tới địa hình vùng đồi núi phía Tây tỉnh Hà Nam. Tại đây các quá trình xâm thực, chia cắt địa hình diễn ra mạnh mẽ: các khe rãnh, mương xói.. - Đất đai: đất tạo thành từ sự tác động của 5 yếu tố chính: mẫu chất, khí hậu, địa hình, sinh vật, tác động của con người. Theo nguồn gốc hình thành đất trên cơ sở các mẫu chất phát triển thành đất và tính chất chi phối của địa hình trong quá trình hình thành, đất Hà Nam có 3 nhóm chính: Nhóm 1: Nhóm đất phù xa đồng bằng độ cao trung bình < 10m, độ dốc 3độ, được sự bồi đắp của sông Hồng, sông Châu, sông Đáy… tập trung ở các xã ven sông Hồng, sông Đáy, sông Châu… thuận lợi trong các loại cây công 8 nghiệp (mía, lạc, đay..), cây nông nghiệp(ngô, khoai, lúa..) cho năng suất cao, chất lượng tốt. Các xã thuộc phía bắc Thanh Liêm và bờ tả sông Đáy, khu vực Bình Lục, Duy Tiên. Nhóm 2: Nhóm đất đồi độ cao 10 - 100m dốc > 3 độ. Đất phân bố ở phía Tây các huyện Kim Bảng và Thanh Liêm trên các đồi, núi thấp được bao phủ chủ yếu là phiến thạch sét xen lẫn cát kết, cát bột kết, nhóm đất này có diện tích 2.860 ha chiếm 3,4% diện tích tự nhiên. Nhóm 3: Nhóm đất núi cao trên 100 m, bề mặt dốc đến rất dốc (nhóm đất trên núi đá vôi). Đất có nâu nhạt, nâu đỏ đến nâu đen, phân bố ở thung lũng, sườn, rải rác trong các hốc đỉnh núi đá vôi. Chúng có diện tích chừng 7.400ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở khu vực núi đá vôi thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. * Khí hậu Khí hậu tỉnh Hà Nam phản ánh rõ rệt tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt, thể hiện:  Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm  Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C  Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ  Độ ẩm tương đối trung bình: 85% Do nằm trong miền khí hậu phía Bắc, nên khí hậu tỉnh Hà Nam cũng thể hiện rõ rệt tính chất của miền khí hậu này, đó là: Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông, cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối ngắn là mùa xuân và mùa thu. Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20 độ (trong đó 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 độ) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 độ, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất có thể lên tới 9 37 độ, (tháng 7 năm 2002, 2001...). Nhiệt độ cao nhất lên tới 39,6 độ (tháng 6/1997). Trong mùa đông, nhiệt độ cao nhất cũng có thể lên trên 30 độ (tháng 11/2002 là 32 độ, tháng 11 các năm 2002…). Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và cách biển không xa, nên trong mùa bão Hà Nam chịu ảnh hưởng đáng kể. Hàng năm các cơn bão đổ bộ vào miền Bắc nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Mưa lớn nên gây ngập úng, làm thiệt hại mùa màng nhiều khi rất nghiêm trọng, ví dụ đợt bão 1997, toàn tỉnh Hà Nam mất trắng 1195 ha lúa, 975 ha rau màu(huyện có diện tích mất trắng nhiều nhất là Thanh Liêm với 483 ha). * Đơn vị hành chính - Tỉnh Hà Nam có 1 thành phố (Phủ Lý - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và 5 huyện (Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân), trong đó: + Huyện Bình Lục có 20 xã và 1 thị trấn (thị trấn Bình Mỹ) + Huyện Duy Tiên có 19 xã và 2 thị trấn (thị trấn Đồng Văn và Hòa Mạc) + Huyện Kim Bảng có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn Quế) + Huyện Lý Nhân có 22 xã và 1 thị trấn (thị trấn Vĩnh Trụ) + Huyện Thanh Liêm có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn Kiện Khê) * Dân tộc - dân số Dân tộc tỉnh Hà Nam năm 2011 là 786.900 người, mật độ 914 người/ km2, theo điều tra dân số 01/04/2009, Hà Nam có 785.057 người, giảm so với năm 1999 (811,126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km2, 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% dân số sống ở khu đô thị. 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét