Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 vững được tăng lên, trẻ biết hướng chú ý của mình vào những đối tượng nhất định. Nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển mạnh. Hoạt động vui chơi không thoả mãn nhu cầu này của trẻ nên trẻ phải tìm dến một hoạt động mới đó là hoạt động học tập. Vì vậy việc chuẩn bị tâm lí cho trẻ sẵn sàng đến trường phổ thông là một việc làm quan trọng. 1.6. Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình 1.6.1. Giáo dục thể chất Trẻ mẫu giáo, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh. Do đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là rất lớn. Gia đình cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để thể trạng của trẻ phát triển bình thường. Đồng thời gia đình cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể lực như chạy nhảy, leo trèo... để cơ thể trẻ và các hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện tốt chức năng của mình, giúp cơ thể phát triển tốt. 1.6.2. Giáo dục xúc cảm, tình cảm Giáo dục trẻ biết nhận thức chính xác những xúc cảm của mình và giúp trẻ biết diễn đạt bằng lời một cách chính xác nhu cầu của bản thân và nhận biết chính xác những xúc cảm của những người xung quanh. Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ lúc ốm đau bằng những việc nhỏ như lấy nước, quạt mát giúp ông bà, cha mẹ... Giáo dục trẻ biết đồng cảm, thông cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh. Ví dụ: Trẻ biết chơi với các em nhỏ và biết nhường đồ chơi cho các em nhỏ, không tranh giành đồ chơi. Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Gia đình cũng cần giáo dục trẻ nhu cầu muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, bệnh tật hay khi họ đau buồn, giáo dục trẻ có tình cảm trong sáng, lành mạnh, biết yêu thương những người xung quanh. 1.6.3. Giáo dục tinh thần hợp tác, giúp đỡ những người xung quanh Trong gia đình cần giáo dục trẻ biết hợp tác với những người xung quanh, giúp trẻ hiểu được rằng nhờ sự hợp tác mà nhu cầu bản thân được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn là khi làm một mình. Sự hợp tác có thể là giữa mẹ với con, giữa những thành viên trong gia đình. Chẳng hạn cho trẻ cùng làm việc giúp mẹ như nhặt rau, lấy nước giúp mẹ... Khi trẻ làm được những việc này thì cũng cần có phần thưởng cho trẻ để khuyến khích trẻ tham gia. Ví dụ: Khi trẻ giúp cha mẹ, anh chị thì trẻ sẽ được đi xem phim, đi siêu thị cùng gia đình. Các phương tiện hợp tác có thể là các phương tiện ngôn ngữ, hoặc bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Gia đình cần giáo dục trẻ sống trong gia đình cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh của gia đình. Tất cả những việc làm trên sẽ tạo thành thói quen tốt, nét tính cách tốt cho nhân cách của trẻ sau này. Gia đình là môi trường giáo dục trẻ biết đoàn kết, thương yêu, hợp tác với mọi người thuận lợi nhất. 1.6.4. Giáo dục các tính cách tốt cho trẻ a. Sự công bằng Trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của trẻ, thỏa mãn mong muốn được đối xử công bằng và được quan tâm như mọi thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, có những giai đoạn, những hoàn cảnh trẻ không được đối xử công bằng như: Mẹ mới sinh em bé thì mẹ sẽ phải dành nhiều tình cảm hơn Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho em, lúc này trẻ sẽ cảm thấy tủi thân, hoặc ghen tị với em. Lúc này đòi hỏi người lớn trong gia đình cần phải thay mẹ chăm sóc, trò chuyện với trẻ để trẻ cảm nhận được sự yêu thương, trẻ cảm thấy mình vẫn được quan tâm và đối xử công bằng. b. Lòng can đảm Gia dình cần giáo dục cho trẻ biết đương đầu với những khó khăn, thử thách và dám chấp nhận thât bại để đi đến thành công. Giáo dục trẻ không nên sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc sống mà hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết. Ví dụ: Giáo dục trẻ khi bị vấp ngã thì không nên khóc và nũng nịu người lớn mà hãy can đảm tự đứng lên. c. Sự chăm chỉ Trẻ mẫu giáo đã có khả năng làm một số việc tự phục vụ cho bản thân hoặc giúp đỡ những người xung quanh. Bởi vậy gia đình cần giáo dục trẻ tham gia vào một số công việc phù hợp khi ở nhà như tự thay quần áo, tự rửa tay... Qua đó, hình thành ở trẻ thói quen chăm chỉ, thích được làm việc, thích giúp đỡ những người xung quanh. Gia đình cần giáo dục trẻ khi tham gia công việc thì phải có tinh thần trách nhiệm, làm thế nào để đạt được kết quả tốt nhất, đem lại niềm tin cho mọi người. Ví dụ: Khi quét nhà giúp mẹ thì cần quét sạch sẽ, khi rửa tay chân thì cũng cần rửa sạch… d. Sự tôn trọng Gia đình cần giáo dục trẻ có thái độ, hành vi lễ phép, khiêm tốn trong ứng xử, không được nói tục, chửi bậy, khi nói chuyện với người lớn tuổi thì phải xưng hô đúng mực, lễ phép, không được nói trống không. Gia đình cần phải làm tấm gương cho trẻ, cần tôn trọng trẻ, không được quát mắng trẻ khi trẻ sai mà cần nói nhẹ nhàng để trẻ sửa sai. Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ví dụ: Khi nói chuyện với người lớn tuổi thì phải xưng hô đúng mực, lễ phép, nói đủ câu. e. Niềm tự hào Trẻ mẫu giáo đã xuất hiện niềm tự hào khi làm được một việc tốt và được người lớn khen là giỏi, ngoan hay là thông minh. Muốn giáo dục niềm tự hào cho trẻ gia đình cần giao cho trẻ những công việc khó mà khi cố gắng thì trẻ mới làm được như quét nhà, trông em.... Qua các công việc này sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia và làm việc có hiệu quả, mong muốn được người lớn khen. Điều này có tác động tích cực để xây dựng các hành vi đạo đức cho trẻ. Ví dụ: Khi trẻ lấy nước giúp bà lúc bà ốm thì người lớn cần khen ngợi trẻ là ngoan, là biết làm việc tốt thì trong trẻ sẽ xuất hiện lòng tự hào và kích thích trẻ lần sau sẽ làm nhiều việc tốt. 1.6.5. Giáo dục hành vi giới tính cho trẻ Đối với trẻ mẫu giáo thì giáo dục hành vi giới tính cho trẻ là rất cần thiết. Lứa tuổi này thì trẻ đã có những hành vi phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ: Trẻ gái thì mặc váy, trẻ trai thì không mặc được mặc váy. Trẻ gái thì mặc váy, trẻ trai thì chơi đá banh... Gia đình cần giáo dục trẻ có những hành vi phù hợp với giới tính như : Trẻ gái phải dịu dàng, duyên dáng, ăn nói phải ngoan ngoãn, lịch sự.... Trẻ trai thì phải quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, biết vảo vệ, che chở cho các bé gái... Gia đình cần nhắc nhở, sửa chữa, uốn nắn những hành vi không phù hợp với giới tính của trẻ. Ví dụ: Trẻ trai đòi mặc quần áo của trẻ gái. Trẻ gái đòi đá banh giống trẻ trai. Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Gia đình cần khích lệ, khen ngợi những hành vi phù hợp với giới tính ở trẻ để trẻ sớm nhận biết được hành vi tốt xấu để trẻ tự biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với giới tính. 1.6.6. Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình Trẻ 3 - 6 tuổi đã hình thành tình cảm thẩm mĩ. Trẻ đã biết rung động trước những cái đẹp. Vì vậy gia đình cần giáo dục trẻ có cách cảm thụ cái đẹp và thích cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Gia đình nên cho trẻ tham gia công việc cắm hoa, trang trí nhà cửa. Gia đình cũng cần cho trẻ tiếp xúc với những lời nói đẹp, những hành vi đẹp. Gia đình cũng có thể sử dụng câu chuyện kể để cho trẻ nhận xét cái đẹp, cái xấu để bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ. Từ đó sẽ hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. 1.6.7. Giáo dục đạo đức Cần giáo dục trẻ phân biệt thiện - ác, tốt - xấu, ngoan - hư. Gia đình cần hình thành cho trẻ tình yêu thương, đây chính là cơ sở để hình thành nền tảng đạo đức cho trẻ. Gia đình cần dạy trẻ biết làm những việc thiện, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Gia đình cần giáo dục trẻ có tinh thần trách nhiệm và mong muốn được giúp đỡ mọi người trên tinh thần công bằng và hợp tác. Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO TRONG GIA ĐÌNH KHU VỰC VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu Trong 10 tuần thực tập tại trường mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, tôi đã có dịp được tiếp xúc và trò chuyện với các giáo viên mầm non ở khu vực này. Qua tìm hiểu tôi được biết hầu hết những giáo viên ở đây đều đạt trình độ chuẩn (tốt nghiệp trung cấp sư phạm) và trên chuẩn (tốt nghiệp cao đẳng, đại học), có kinh nghiệm giảng dạy từ 3 - 10 năm nên tôi có những điều kiện thuận lợi khi tiến hành điều tra. Tuy nhiên do trình độ không đồng đều nên nhận thức của các giáo viên cũng có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. Đa số các giáo viên đều quan tâm tới việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng trẻ được chăm sóc, giáo dục trong gia đình như thế nào thì không phải bất cứ giáo viên nào cũng nhận thức được. Các giáo viên này đều nhận thức được rằng cần phải dạy trẻ những gì và dạy trẻ như thế nào. Nhưng không ít các giáo viên do mệt mỏi, do công việc ở gia đình hoặc do nhận thức chưa đúng nên đôi khi họ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ, chưa nhận ra được sự thay đổi tâm sinh lí của trẻ để điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp. Vì vậy họ không thể trao đồi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trên lớp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục trẻ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, dẫn đến việc giáo dục trẻ bị sai lệch. Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng không nhỏ tới viêc giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. Để tìm hiểu rõ hơn về nhận thức của các giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình, tôi đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của họ và thu được những kết quả nhất định. Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét