Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi và chuyện cổ tích

Ví dụ: Hình ảnh con gà trống với một trẻ chưa nhìn thấy con gà trống bao giờ. 1.3 Truyện cổ tích và trò trơi đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé 1.3.1 Truyện cổ tích Truyện cổ tích có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Có thể nói rằng: không một em bé nào lại không thích truyện cổ tích. Khác với tực tế hằng ngày: truyện cổ tích đưa trẻ em tới một thế giới thần tiên, trong đó có những con thú biết nói, có những công chúa xinh đẹp và những chàng hoàng tử dũng cảm, thông minh, có những bà tiên, ông bụt có nhiều phép màu biến hóa thần công tốt bụng, luôn luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn hoạn nạn, lại còn có bọn yêu tinh, ma quái, những mụ phù thủy thập thò muốn gây độc ác ở mọi nơi… Trẻ em say sưa, hòa mình vào cuộc sống trong truyện tự đồng nhất mình với nhân vật mà mình yêu thích, vui buồn cùng các nhân vật trong truyện nhờ vậy má trí tưởng tượng của trẻ càng được phát huy. Truyện cổ tích cũng là nơi để trẻ thể hiện những ước mơ của mình ( như khi gặp ông bụt hay bà tiên giúp cho con người ước gì được nấy, giúp đỡ cho con người lúc gặp hoạn nạn…Đồng thời cũng là nơi để trẻ giải tỏa những ấm ức. Những nhân vật hoang đường trong truyện cổ tích đối với trẻ nhiều khi mang ý nghĩa tượng trưng: Ông bụt, bà tiên thể hiện những gì mà trẻ hằng ngày mong muốn được thỏa mãn. Còn mụ phù thủy hay con yêu tinh thường là thể hiện những gì ngăn cản những nguyện vọng, ham thích của chúng. - 11 - Những gì trong cuộc đời thực mà trẻ không thực hiện được thì chúng tìm được nơi giải tỏa trong truyện cổ tích. Nghe kể chuyện trẻ thỏa sức mơ tưởng và hành động theo ý mình. Cái hư, cái thực luôn đan quyện vào nhau và song song bên nhau trong cuộc sống của trẻ. Cái hư lại rất thực, nó giúp cho trẻ giải quyết bao nhiêu vướng mắc trong cuộc sống. Đây chính là nét đặc thù trong tâm lý của trẻ thơ, khác với người lớn. Chính nhờ có trí tưởng tượng mà khi nghe những truyện thần thoại , cổ tích mà trẻ em có thể sống vô tư, trong sáng suốt tuổi ấu thơ của mình. Truyện cổ tích chính là một phương tiện hữu hiệu nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp các em sống trọn vẹn tuổi thơ tươi đẹp của mình. 1.3.2 Trò chơi Trí tưởng tượng được nảy sinh bắt đầu khi đứa trẻ biết dùng vật thay thế trong trò chơi, đặc biệt trong trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề ( một loạt hoạt động mang tính chất kí hiệu tượng trưng). Việc thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác ( em bé được thay thế bằng chiếc gối, dãy ghế được coi là đoàn tàu …) trong các trò chơi dẫn đến chỗ làm nảy sinh khả năng bổ sung , thay thế các sự vật , các tình huống, các sự kiện thực, bằng việc xây dựng nên những biểu tượng mới từ những biểu tượng đã tích lũy được tức là nảy sinh trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng của trẻ được hình thành chủ yếu là trong các trò chơi. Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, thật hết mình và thật chủ động như chính cuộc sống của mình. Ví dụ: Ta hãy thử quan sát các cháu bé đang chơi: Đây là một cháu trai đang cố hết sức mình để lấy chiếc ghế mà cháu tưởng tượng là mình đang lái con tàu vượt sóng to. - 12 - Bé gái bế con búp bê âu yếm nó và đóng vai làm mẹ. Bé luôn mồm nói mẹ thương, mẹ yêu con … Trong khi chơi , trẻ thả sức mà suy nghĩ tìm tòi , thả sức mà mơ ước, tưởng tượng. Sức tưởng tượng mới phong phú làm sao, nào là lái ôtô, nào là chữa bệnh, làm cô giáo… Với trí tưởng tượng đó, trong khi chơi, không những trẻ làm được mọi việc mà còn có thể có bất cứ cái gì mình muốn. Ví dụ: Muốn có ngựa thì dùng gậy kẹp giữa hai đùi. Muốn có đoàn tàu thì xếp mấy viên gạch hoặc mấy chiếc ghế nối đuôi nhau. Muốn làm công chúa, hay cô dâu thì tha hồ tự trang điểm bằng các loại hoa, vòng cổ… Trò chơi làm nảy sinh ở trẻ trí tưởng tượng và đó thực sự là những giây phút, hạnh phúc nhất tuổi thơ. 1.4 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo bé có liên quan đến đề tài khóa luận 1.4.1 Tri giác Ở tuổi ấu nhi trẻ đã có những hành động tri giác nhưng những hành động này còn sơ lược và còn lung tung, chưa giúp trẻ tri giác chi tiết các thuộc tính phức tạp của đối tượng nhằm xây dựng dạng hoạt động mới cho trẻ như xây dựng, nặn, vẽ, kể chuyện, … Đối với trẻ mẫu giáo bé tri giác phát triển mạnh và chiếm ưu thế nhận thức. Tuy nhiên tri giác của trẻ mẫu giáo bé mới ở giai đoạn kể ra ( trẻ kể tên đồ vật, người hay con vật trong bức tranh…) trong tri giác trẻ thường hướng vào các kinh nghiệm đã có về sự vật, đồng nhất hiểu biết của mình về sự vật với bản thân sự vật, coi hình ảnh tri giác được về sự vật là chính bản thân sự vật. Trẻ chỉ nắm thuộc tính của đối tượng chủ yếu bằng hành động thực tiễn với đối tượng. Các - 13 - hình ảnh tri giác mà trẻ thu nhận được qua tri giác là nguyên liệu để trẻ sử dụng trong quá trình tưởng tượng. 1.4.2 Trí nhớ. Ở tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ em phát triển rất mạnh. Nhờ vào mức độ phát triển tâm lý đã đạt được và ảnh hưởng của những yêu cầu do người lớn đặt ra cho trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt đọng mới, trí nhớ của trẻ được phong phú và bền vững hơn. Trẻ thường ghi nhớ điều gì làm cho trẻ thích thú và gây được ấn tượng mạnh mẽ, rõ rệt. Ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo bé người ta khó có thể đặt ra cho trẻ một nhiệm vụ ghi nhớ nhất định. Làm như vậy có khi ảnh hưởng xấu đến kết quả ghi nhớ. Chẳng hạn người ta đưa cho trẻ một vật gì đó( đồ chơi, đồ dùng hay một bức tranh) và yêu cầu trẻ phải ghi nhớ thì số đông chỉ ngẩn người ra nhìn vật đó,không hành động gì với nó và cuối cùng chẳng nhớ gì cả. Nếu trẻ được chơi tự do với vật đó, tha hồ ngắm nghía thỏa mái thì trẻ lại nhớ tốt. Ở trẻ mẫu giáo bé trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế và trí nhớ của trẻ mang tính trực quan hình tượng tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài. Trí nhớ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé. Trong giai đoạn này tưởng tượng rất gần với trí nhớ. Các thao tác của tưởng tượng chủ yếu dựa vào trí nhớ. Vì vậy rất khó phân biệt danh giới giữa tưởng tượng và trí nhớ. 1.4.3 Tư duy Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ em đều rất tích cực hoạt đọng với đò vật nhờ đó trí tuệ, đặc biệt là tư duy phát triển khá mạnh. Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản là sự chuyển tiếp từ kiểu tư duy trực quan-hành động sang kiểu tư duy trực quan- hình tượng. - 14 - - Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới danh giới của tư duy trực quanhình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu của trẻ vẫn còn gắn liền với hành động bên ngoài. - Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan. - Trẻ em ở tuổi mẫu giáo bé do chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vật bao gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể chưa xác định được, vị trí, quan hệ giữa bộn phận này với bộ phận kia trong một sự vật. Tư duy và tưởng tượng là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau. Tư duy của trẻ tạo ra ý đồ cho tưởng tượng. Tư duy đảm bảo tính hệ thống, logic, hợp lý cho hoạt động tưởng tượng. 1.4.4 Ngôn ngữ Trong quá trình tưởng tượng ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức được điều khiển tích cực có kết quả và chất lượng cao. Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được tiếp tục phát triển mạnh: ngữ âm được hoàn thành dần, vốn từ được mở rộng. Trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra trong mối quan hệ với sự phức tạp hóa hoạt động của trẻ em và sự biến đổi quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là trong giao tiếp. Từ vựng của trẻ mẫu giáo tăng lên rất nhanh. Cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được hoàn thiện dần, phát âm cũng chính xác dần lên. - 15 - CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ 2.1 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé Để khảo sát và đánh giá đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé chúng tôi tiến hành soạn bài và kiểm tra dưới hình thức tiết học kể truyện và tiến hành như sau: Bước 1: Người thực nghiệm kể cho trẻ nghe câu chuyện “ ba cô gái” Bước 2: Người thực nghiệm noi với trẻ “ Nếu các cháu ngoan thì sẽ có cô tiên thưởng cho mỗi cháu 1 con gấu bông thật đẹp” . và hỏi trẻ “ các cháu thích con gấu như thế nào ? “ Bước 3: Cho từng trẻ nói về con gấu bông mà trẻ muốn được thưởng Bước 4: Ghi lài lời kể của trẻ Bước 5: Nhận xét, đánh giá, quy số liệu ra phần trăm và lập bảng Kết quả điều tra như sau: Bảng 1: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé Tiêu chuẩn Số lượng Tỉ lệ 1 Tính tái tạo 15 50% 2 Tính rõ ràng 6 20% 3 Tính độc đáo 10 33,33% Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy số trẻ có khả năng tưởng tượng tái tạo tốt chiếm tỉ lệ trung bình 50%. Số trẻ có khả năng tưởng tượng mang tính rõ ràng chiếm tỉ lệ thấp 20% so với khả năng tái tạo. Số trẻ có khả năng tưởng tượng mang tính độc đáo cũng chiếm tỉ lệ thấp 33,33%. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy. Số trẻ không thể hiện được tính tái tạo chiếm tỉ lệ khá cao- chiếm 50% . - 16 -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét