Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 800m cho nữ vận động viên đội tuyển điền kinh trường THPT khoái châu hưng yên

5 năng phân tích tổng hợp phát triển mạnh, rất thuận lợi cho sự hình thành phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác trong môn thể dục. Tuy nhiên, đối với một số bài tập đơn điệu cũng dễ làm cho học sinh nhanh mệt mỏi, cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng linh hoạt các hình thức thi đấu trò chơi. Ngoài ra, do sự hoạt động của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng gây ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. ở các em nữ tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện người giáo viên, huấn luyện viên cần sử dụng các bài tập thích hợp với đặc điểm giới tính, lứa tuổi và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp giải quyết kịp thời. Hệ vận động (hệ xương - cơ) Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn ở hai đầu xương dài nhưng lượng sụn chuyển thành xương ít. Mỗi năm nữ cao thêm khoảng 0,5 -1,0 cm. Tập luyện TDTT một cách khoa học thường xuyên làm cho bộ xương khỏe mạnh hơn, ở lứa tuổi THPT các xương nhỏ từ xương cổ tay, xương bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống, mang, vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo ra sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn còn chưa được hoàn thiện, vẫn bị cong vẹo nên tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản là rất cần thiết. Đối với các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và ngắn hơn nên xương của nữ không khỏe bằng nam. Đặc biệt là xương chậu của nữ to hơn và yếu. Do đó, khi tiến hành giảng dạy cần chú ý đến đặc điểm giới tính để sử dụng các bài tập trong quá trình GDTC hợp lý và có hiệu quả cao. 6 Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm hơn. Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của các em nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh của cơ thể. Nhìn chung, ở độ tuổi này là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh. Do vậy, càng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường. Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn thiện. Mạch đập của nữ khoảng 75 - 80 lần/ phút. Vì vậy, ở độ tuổi này có thể tập những bài tập TDTT với khối lượng và cường độ tương đối lớn. Khi sử dụng các bài tập có khối lượng và cường độ vận động lớn cần chú ý tới hình thái thể lực học sinh, trạng thái sức khỏe và đặc điểm giới tính. Hệ hô hấp đã phát triển tương đối hoàn thiện. Vòng ngực trung bình của nữ từ 69 - 74 cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120 cm2 gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng nhanh chóng lúc 15 - 16 tuổi là 2 2,5 lít đến 16 - 18 tuổi là khoảng 3 - 4 lít, tần số hô hấp gần giống như người lớn là 10 - 20 lần/phút. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung thở bằng ngực, các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt đến sự phát triển của sự hô hấp. Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể, một phần đáng kể năng lượng ở độ tuổi này được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu đó. 7 1.2. Những quan điểm về huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV chạy cự ly 800m Huấn luyện thể thao là một quá trình giáo dục chuyên môn của HLV cho VĐV, nhằm không ngừng nâng cao trình độ thể thao, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện. Thực chất, đó là quá trình giáo dục mang tính đặc thù, đặc điểm nổi bật là hoạt động thể lực (vận động) rất căng thẳng và nhằm mục đích trực tiếp nâng cao thành tích thể thao. Huấn luyện thể thao có nhiệm vụ: Tăng cường sức khỏe, cải thiện về hình thái thân thể, không ngừng nâng cao năng lực chức năng cùng với sự phát triển các tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn. Nắm vững và hoàn thiện những kĩ, chiến thuật cùng với hiểu biết chuyên môn có liên quan và biết vận dụng trong thi đấu. Bồi dưỡng cho VĐV một số hiểu biết cơ bản về kỹ năng nhất định, về tổ chức, chỉ đạo công tác huấn luyện thể thao chuyên sâu cũng như năng lực cho mình. Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, ý chí, tác phong nói chung và trong thể thao. Các nhiệm vụ trên không tách rời nhau, không đối lập nhau, tùy từng giai đoạn huấn luyện mà mức độ nặng nhẹ có khác nhau. Trong quá trình huấn luyện VĐV điền kinh nói chung và VĐV chạy cự ly 800m nói riêng đều có bốn giai đoạn. Giai đoạn huấn luyện ban đầu, giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, giai đoạn chuyên môn hóa sâu và giai đoạn hoàn thiện thể thao. Mỗi giai đoạn đảm nhiệm một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng mục đích huấn luyện. Qua nghiên cứu các nhà lí luận chuyên ngành điền kinh cho rằng giai đoạn huấn luyện ban đầu đóng vai trò làm cơ sở nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn huấn luyện cơ bản trong quá trình huấn luyện nếu giai đoạn này huấn luyện thiếu khoa học sẽ dẫn đến hạn chế các giai đoạn huấn 8 luyện tiếp theo, có thể dẫn đến hiện tượng chặn tốc độ hoặc ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất VĐV trẻ. Giai đoạn chuyên sâu hóa là giai đoạn nhằm nâng cao thành tích trên cơ sở phát triển tối đa các tố chất thể lực đặc biệt là sức bền tốc độ. Vì vậy, việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 800m hợp lý và đảm bảo tính khoa học là cần thiết. Qua thực tế huấn luyện cho thấy các khả năng về kĩ thuật, chiến thuật, thể lực, sự hoạt động tâm lý, ý chí của VĐV là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao trong đó hoạt động thể lực là nhân tố quan trọng nhất. Huấn luyện thể lực là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao, về mặt bản chất mức độ phát triển của tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể. Vì vậy, quá trình huấn luyện chính là quá trình hoàn thiện các chức năng đó, cho nên giáo viên, HLV trong qúa trình huấn luyện phải nắm vững quy định phát triển tự nhiên, đặc biệt là quy luật nhạy cảm (thời kỳ thuận lợi nhất trong việc phát triển tố chất thể lực). Điều ghi nhận của Nabatnhicoba, Ozolin là Việc huấn luyện tố chất thể lực chung cần được luyện tập liên tục, nhiều năm suốt trong quá trình đào tạo VĐV, tuỳ thuộc mục đích từng giai đoạn huấn luyện thể lực được xác định cho phù hợp [4], [7]. Giáo sư, HLV Cộng hòa liên bang Nga N.G.Ozolin cho rằng: Qúa trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo [7]. Qua tham khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao trong nước: PGS - TS Lê Bửu, GS - TS Dương Nghiệp Chí, GS - TS Phạm Ngọc Thanh, PGS - TS Nguyễn Toán, PGS - TS Nguyễn Thế Truyền, GS - TS Lê Văn Lẫm, các nhà khoa học cho rằng quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng tới việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan trước lượng vận động. Đồng thời, đã tác động đến quá trình phát triển các tố chất vận động. Đây có thể coi là xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động. 9 Theo quan điểm y sinh học, các nhà khoa học cho rằng huấn luyện thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao là nói tới sự biến đổi thích nghi về mặt sinh học diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác dụng của bài tập thể chất được biểu hiện ở năng lực cao hay thấp? Dưới góc độ tâm lý, một số chuyên gia Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này PGS - TS Lê Văn Xem và PGS - TS Phạm Ngọc Viễn cho rằng: Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các động tác kĩ thuật, là sự phù hợp của những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV [10], [11]. Tổng quan các ý kiến trên chúng ta thấy, việc chuẩn bị thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức bền tốc độ cho VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động đến con người nhằm hình thành và phát triển đến mức độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất. Đồng thời, nâng cao khả năng của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của người tập, nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc thù của môn thể thao. 1.3. Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ Sức bền là những năng lực chịu đựng của cơ thể hoạt động trong thời gian dài và chống lại mệt mỏi. Sức bền tốc độ là khả năng chống lại mệt mỏi trong hoạt động về tốc độ. Sức bền của con người được quy định bởi nhiều nhân tố một cách tương đối, có thể chia thành hai nhóm nhân tố chi phối sức bền. Khả năng, chức phận của các hệ thống cơ thể như công suất yếm khí, công suất ưa khí, khả năng duy trì hưng phấn thần kinh, mức độ hoàn thiện kỹ xảo. Mức độ ổn định với những biến đổi bất lợi của môi trường và xung động thần kinh, mức độ hoàn thiện kỹ xảo. Trong hoạt động TDTT, sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được 10 cường độ tốt nhất là các hành vi chiến thuật, kỹ thuật tới cuối cự ly. Do vậy, sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng tới thành tích thi đấu mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV sức bền phát triển cũng là một điều quan trọng để hồi phục nhanh. Khi nói đến sức bền trong hoạt động TDTT chủ yếu người ta nói đến sức bền trong bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ tham gia hoạt động như chạy, bơi, đua xe đạp đường dài, trong các bài tập này cơ chế của mệt mỏi (cũng chính là cơ chế của sức bền) cũng khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ thực hiện bài tập. Các yếu tố tâm lý đối với sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động. Trong thi đấu cần chọn thời gian kéo dài của thi đấu làm điểm chính để phân loại và cần phân biệt sức bền trong thời gian dài, sức bền trong thời gian ngắn và sức bền trong thời gian trung bình. Sức bền trong thời gian trung bình là cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV thực hiện bài tập không bị giảm sút tốc độ ở cuối cự ly, ở đây đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm cao về các quá trình trao đổi chất. Trình độ sức bền trong thời gian trung bình cũng phụ thuộc vào các quyết định phát triển sức mạnh bền và sức nhanh bền (vì sức bền luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực nên có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực như sức mạnh và sức nhanh). Giáo dục sức bền là quá trình tác động hoàn thiện các cơ chế cung ứng năng lượng cho vận động. Sức bền phát triển trong trường hợp VĐV phải chịu đựng mệt mỏi ở mức độ nhất định khi đó cơ thể thích nghi với trạng thái mệt mỏi và biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng lên. Do đó phải yêu cầu cơ bản của giáo dục sức bền là phải tập luyện với khối lượng vận động lớn, đơn điệu và phải dùng ý chí để khắc phục mệt mỏi giáo dục sức bền phải kết hợp với giáo dục các đức tính cần cù lao động, sẵn sàng vượt khó. Chạy cự ly trung bình (vùng công suất gần cực đại) tạo nên kích thích lớn ở các trung khu thần kinh, những biến đổi hoá học ở các tế bào thần kinh cũng như trong cơ bắp rất cao. Sức bền trong chạy cự ly trung bình có tính chuyên biệt và luôn có liên quan trực tiếp đến thành tích chạy cự ly 800.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét