Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Vấn đề gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc mường ở tỉnh hòa bình hiện nay

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÒA BÌNH 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng và khái quát chung về tỉnh Hòa Bình 1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng * Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc - Khái niệm văn hóa: Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và cả trong khoa học. Trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa. Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [6, tr. 431]. Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định nghĩa khác nhau: Theo phó giáo sư Phan Ngọc: Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu 7 hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác [22, tr. 22]. Theo phó giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [17, tr. 25]. Định nghĩa văn hóa của UNESCO: trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [22, tr. 23 - 24]. Qua đó có thể thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần. Từ đó, văn hóa được chia làm 8 hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán… Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, là một chi tiết của văn hóa nói chung; Ở phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người sống trong cùng một quốc gia. Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tồn của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó. Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau tạo nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó. Qua đó có thể nói rằng văn hóa là một khái niệm mở, là một phạm trù rộng lớn, phong phú và đa dạng, các định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa ra không nhằm bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa ngày càng trở nên đầy đủ, toàn diện. - Di sản văn hóa: Theo Điều 1 trong Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Điều 4 của Luật di sản văn hóa quy định: 9 Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia. - Bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc, nếu nói theo triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là màu có nghĩa là màu sắc ban đầu chưa bị pha trộn gọi là bản sắc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp trong lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp nhất, độc đáo nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, biểu hiện các giá trị đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xóm, tổ quốc, đức tính cần cù trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn. * Khái niệm cồng chiêng - Thuật ngữ “cồng chiêng” trong dân gian Dân gian không có từ “cồng chiêng”. Mỗi tộc người có cách gọi riêng mình về loại nhạc khí này. Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu tạo 10 đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành ngoài, có núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau khi không sử dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ. Người Kinh và người Mường dùng cả hai tên “cồng” và “chiêng” gọi loại nhạc khí nêu trên. Đó là hai tên gọi dành cho một dạng hình thù: có núm (núm chiêng người Mường gọi là “ngôi”), dạng không núm gọi là “thanh la” (người Mường gọi là “lệnh” hoặc “phèng la”). Người Mường dùng tên “chiêng” làm cách gọi phổ biến nhất, tên “cồng” đôi khi cũng được dùng. Người Khơ - me Nam Bộ gọi loại nhạc khí trên như sau: “nếu không có núm gọi là Khmuôs, và nếu có núm gọi là Kôông Môôn hoặc Kôôn Skô” [11,tr. 232 - 237]. Người Gia rai gọi là “chỉnh, chêng, trong đó chêng là loại có núm. Nếu tròn 1 bộ gồm 16 cái thì gọi là Ching chêng” [2, tr. 134]. Người Giẻ Triêng gọi “loại có núm là chinh honh hoặc goong, gọi loại không núm là chinh hlong” [23, tr.154]. Người Ê đê “không phân biệt có núm hay không có núm họ đều gọi là chinh” [10, tr. 201]. Người M’nông gọi “loại có núm là goong, loại không núm là chêng [20, tr. 227]. Theo đó cách gọi “chêng” của người M’nông, căn cứ hình thù, ngược lại với người Gia Rai (đối với người Gia Rai, “chênh” có núm). Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi chiếc “cồng” (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình như chiêng chồng, chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ, chiêng chị, chiêng em… Như vậy, trong dân gian rất ít tộc người sư dụng từ ghép để gọi tên loại nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn. Có tộc, theo tên gọi, người ta phân biệt hình thù có núm hay không có núm; có tộc người chỉ dùng một tên, không phân biệt hình thù và có tộc thì dùng tới 2 cái tên cho một dạng hình thù. 11 - Một số định nghĩa về “cồng chiêng” Trong cuốn Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam do Hữu Ngọc chủ biên, xuất bản năm 2002, Nxb Thế giới, Hà Nội, định nghĩa: CHIÊNG “Nhạc khí gõ cổ truyền. Chiêng có nhiều loại với kích thước, kiểu dáng (có núm và không có núm), dùng riêng lẻ hay theo dàn, cách thức sử dụng với cao độ tiết tấu khác nhau. Người Mường và nhiều dân tộc ở Tây Nguyên nay còn dùng chiêng theo dàn thường từ 2 - 6 cái, có khi tới 16-20 cái. Trong dàn, mỗi chiêng được gọi bằng những tên riêng” [8, tr. 139]. Một định nghĩa khá dài nhưng không cho biết cụ thể hình thù chiếc chiêng, không cho biết phương thức trình diễn đặc trưng của chiêng. Ở đây sử dụng tên “chiêng” chung cho cả hai dạng có núm và không có núm. Cần lưu ý rằng, định nghĩa này cũng không sử dụng thuật ngữ “cồng chiêng”. Từ điển Văn hóa dân gian của tác giả Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Thảo - Nguyên Vũ có đến ba định nghĩa liên quan đến cồng chiêng: 1) CHINH CHIÊNG - “Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba Na (Tây Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc cồng có núm và 8 chiếc chiêng bằng không có núm. Chinh chiêng chỉ được phép dùng trong các nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ đâm trâu, bỏ mả, cúng bến nước, lên nhà mới, cưới” [5, tr. 82]. 2) CỒNG (cũng gọi: chiêng) - “Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình long chảo, treo trên một cái giá gỗ, dùng dùi của trống lớn để gõ” [5, tr. 96]. 3) CỒNG CHIÊNG - Loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít người trong cả nước. Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn (hàng ngàn bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các hội lễ lớn, nhỏ như: cầu mưa, đâm trâu, đám tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng không gì riêng ở Việt Nam mà có địa bàn công bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét